1

Cấp cứu cơn hen phế quản - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Hen phế quản

  • Hay gọi là hen suyễn (Asthma) là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích
  • Dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản, sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
  • Hen phế quản có 2 đặc tính then chốt: bệnh sử và các triệu chứng hô hấp (ho, khò khè, khó thở, nặng ngực) biến đổi theo thời gian và độ nặng, và sự giới hạn dòng khí thở ra có thể thay đổi.
  • Triệu chứng bệnh bao gồm những cơn thở rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm.
  • Mức độ triệu chứng có thể xếp từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng.
  • Giữa các cơn người bệnh cảm thấy bình thường.

Dấu hiệu cơn cấp tính

  • Cơn hen phế quản đặc trưng bởi các dấu hiệu như khò khè, khó thở, đau hoặc cảm thấy nặng ngực hay ho.
  • Các dấu hiệu này xuất hiện đột ngột, thường xảy ra sau một yếu tố kích thích
  • Những triệu chứng báo trước một cơn khó thở do hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi.
  • Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi người bệnh hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh. 

 Sơ cứu

  • Để hạn chế tối đa việc xuất hiện những cơn khó thở cấp tính bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tránh các yếu tố khiến mình phải vào đợt khó thở cấp tính.
  • Đồng thời, bên cạnh mình luôn luôn có bình thuốc cắt cơn khó thở dù đang ở bất cứ nơi nào.
  • Đặc biệt người nhà bệnh nhân hoặc những người bên cạnh cần nắm vững các bước xử trí như sau:

Các bước cấp cứu

  • Lập tức đưa người bệnh rời khỏi tác nhân kích động cơn hen đến nơi thoáng khí, không tập trung nhiều người quanh người bệnh.
  • Làm ấm cơ thể người bệnh, tránh điều hòa, quạt ẩm.
  • Đỡ người bệnh ngồi dậy hoặc nằm kê cao nửa người (trên giường), giúp người bệnh dễ thở hơn rất nhiều.
  • Tuyệt đối không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh. 
  • Sử dụng ngay thuốc điều trị dạng xịt, tác dụng nhanh như Ventolin hoặc Berodual.
  • Nếu hen phế quản nhẹ, thường xịt hít 2 nhát/ lần, là thuốc có tác dụng, cắt cơn hen hiệu quả 
  • Nếu sau 20 phút, nếu cơn hen vẫn không giảm thì tiếp tục xịt them 2 nhát, sau đó nếu triệu chứng vẫn không giảm thì xịt them 2 nhát và đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu.
  • Nếu là cơn hen phế quản nặng (lúc ngồi nghỉ cũng khó thở, nói không hết được nguyên câu, thở dốc): xịt hít thuốc cắt cơn và đưa vào bệnh viện gần nhất.
  • Nếu là cơn hen phế quản đe doạ tính mạng (tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không thể nói chuyện được): gọi ngay xe cấp cứu (cấp cứu 115..), trong thời gian chờ đợi xe thì phải xịt ngay 2 nhát thuốc cắt cơn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây