Bóp bóng Ambu là gì?
1. Bóp bóng Ambu là gì?
Bóp bóng ambu là một kỹ thuật bóp bóng qua mặt nạ, giúp tạo nhịp thở cho người bệnh, cung cấp oxy cho não và các cơ quan trong cơ thể.
Bóp bóng ambu thường được thực hiện phối hợp với các kỹ thuật hồi sinh tim phổi khác, được chỉ định trong các trường hợp:
- Người bệnh ngừng hô hấp, tuần hoàn do điện giật, ngộ độc thuốc ngủ, ngộ độc thuốc phiện, ngạt nước,...
- Trẻ sơ sinh bị ngạt do ngạt nước ối, đẻ khó,...
- Suy hô hấp cấp nguy kịch, liệt hô hấp do các nguyên nhân khác nhau
- Các trường hợp suy hô hấp nặng không đáp ứng với thở máy không xâm nhập, cần đặt nội khí quản
- Ngưng hô hấp, tuần hoàn là những tình trạng hết sức nặng nề, nếu cấp cứu chậm trễ người bệnh sẽ bị tổn thương não không hồi phục và dẫn đến tử vong.
2. Ưu điểm của bóp bóng ambu
Ưu điểm của bóp bóng ambu là thiết bị rất đơn giản, gọn nhẹ, có thể để trong các vali cấp cứu ngoại viện dùng để cấp cứu người bệnh tại chỗ.
Nếu kỹ thuật bóp bóng ambu được thực hiện đúng, cung cấp đủ lượng khí cần thiết vào phổi sẽ giúp người bệnh phục hồi tốt, hoặc sẽ có đủ thời gian để vận chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế có máy thở để tiếp tục hồi sức.
Một bộ ambu bóp bóng gồm có các thành phần:
- Bóng ambu: 1 chiếc
- Mặt nạ có kích thước phù hợp với mặt người bệnh
- Dây dẫn oxy từ hệ thống oxy tới bóng ambu
3. Kỹ thuật bóp bóng ambu
Bóp bóng ambu được thực hiện ngay khi bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp nặng, thở ngáp, ngừng thở. Điều dưỡng nhanh chóng tiến hành kiểm tra tình trạng bóng và mặt nạ, nối bóng ambu và mặt nạ, nối dây dẫn oxy từ hệ thống oxy tới bóng ambu, điều chỉnh oxy 8-10 lít.
Người bệnh được đặt ở tư thế nằm ngửa, cổ ngửa tối đa để giúp đường thở thẳng, có thể kê gối mỏng dưới vai để giúp cổ ngửa.
Cách bóp bóng ambu được thực hiện như sau:
- Móc họng người bệnh lấy dị vật nếu có, lau sạch miệng và mũi người bệnh.
- Áp sát mặt nạ vào miệng và mũi người bệnh. Mặt nạ có hình tam giác, đỉnh mặt nạ úp vào mũi và đáy sẽ úp vào miệng.
- Bàn tay trái của người cấp cứu: 2 ngón tay 1,2 đè chặt mặt nạ từ phía đỉnh hướng xuống đáy với lực vừa phải, đủ kín để không khí không thoát ra hai bên má. 3 ngón tay 3,4,5 móc vào góc hàm người bệnh, giúp cố định mặt nạ và giúp đẩy hàm dưới ra phía trước. Sự phối hợp nhịp nhàng 5 ngón tay trái của người cấp cứu giúp giữ chặt mặt nạ đúng vị trí để khi bóp không bị di lệch, vừa giúp giữ đường thở người bệnh thông thoáng.
- Tay phải người cấp cứu thực hiện bóp bóng 12-14 lần/phút với người lớn và 25-30 lần/phút với trẻ em. Bóp bóng đều đặn, khi bóp quan sát đáp ứng của người bệnh qua lâm sàng, SpO2 qua máy theo dõi. Phối hợp bóng bóng ambu với ép tim ngoài lồng ngực nếu có ngừng tuần hoàn.
- Bóp bóng đến khi người bệnh tỉnh lại hoặc thở lại, đồng tử co. Bóp bóng ambu kết thúc, điều dưỡng tháo mặt nạ ra khỏi mặt người bệnh.
Các tai biến thường gặp khi bóp bóng ambu là tràn khí màng phổi và chướng bụng do hơi vào dạ dày. Bác sĩ sẽ thăm khám, tùy theo mức độ tràn khí sẽ có phương pháp xử lý thích hợp.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.