1

Biểu hiện của nhiễm độc giáp - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương

Nhiễm độc giáp là một rối loạn rất phổ biến ở tuyến giáp. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhiễm độc giáp, trong đó bệnh Basedow là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm độc giáp – chiếm tỷ lệ 60% đến 90% tuỳ các vùng khác nhau trên thế giới, tiếp theo là những nguyên nhân khác như bướu đa/đơn nhân độc, nhân giáp hoạt động tự động – adenoma độc, hoặc một vài loại viêm tuyến giáp…

Hầu hết các bệnh nhân nhiễm độc giáp có biểu hiện lâm sàng và sinh hoá rõ ràng. Tuy nhiên không có các biểu hiện lâm sàng đặc hiệu đối với nhiễm độc giáp

Một số bệnh nhân đầy đủ các dấu hiệu và triệu chứng trong khi ở những bệnh nhân khác thì chỉ có một vài dấu hiệu hoặc triệu chứng. Mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng cũng thay đổi nhiều ở các bệnh nhân.

Tuổi của bệnh nhân bị nhiễm độc giáp là một trong những yếu tố tác động nhiều nhất tới biểu hiện nhiễm độc giáp. Các dấu hiệu kích thích giao cảm, như lo lắng và tăng hoạt động thường thấy ở các bệnh nhân trẻ, trái lại các rối loạn chức năng tim mạch thường thấy ở những bệnh nhân có tuổi.

Nhiễm độc giáp gồm nhiễm độc giáp có cường chức năng tuyến giáp và nhiễm độc giáp không cường chức năng tuyến giáp.

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc giáp

Bệnh nhân có các triệu chứng: bồn chồn, mệt mỏi, yếu, nhiều mồ hôi, kém chịu nhiệt, tăng hoạt động, hồi hộp, đánh trống ngực, tăng cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, rối loạn kinh nguyệt.

Các dấu hiệu chung có thể thăm khám được: mạch nhanh hoặc loạn nhịp, tăng huyết áp tâm thu, da mềm, nóng, ẩm, có rút cơ mi, mắt nhìn chằm chằm, run tay biên độ nhỏ, tăng phản xạ gân xương, yếu cơ.

Các dấu hiệu ở những trường hợp nhiễm độc giáp đặc biệt:

  • Bướu cổ lan toả hay bướu cổ nhân
  • Tuyến giáp đau và mềm
  • Lồi mắt
  • Phù khư trú

Các phương pháp cận lâm sàng để xác định bệnh

  • Test chức năng tuyến giáp
  • Test kháng thể
  • Các xét nghiệm sinh hoá không đặc hiệu: công thức máu, máu lắng, glucose máu, men gan, calcium, điện giải đồ, liqid máu…
  • Xạ hình tuyến giáp, độ tập trung I-ốt phóng xạ, siêu âm tuyến giáp

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết Trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CÔNG NGHỆ CAO - DIỆT GỌN U LÀNH TUYẾN GIÁP KHÔNG MỔ - KHÔNG ĐAU - KHÔNG SẸO. CÔNG NGHỆ CAO - DIỆT GỌN U LÀNH TUYẾN GIÁP KHÔNG MỔ - KHÔNG ĐAU - KHÔNG SẸO. 08:57
CÔNG NGHỆ CAO - DIỆT GỌN U LÀNH TUYẾN GIÁP KHÔNG MỔ - KHÔNG ĐAU - KHÔNG SẸO.
Đối với một bệnh nhân lớn tuổi, việc có khối u tuyến giáp chèn ép gây đau là rất khó chịu, nhưng việc can thiệp phẫu thuật vào khối u lại gây đau...
 3 năm trước
 839 Lượt xem
U TUYẾN GIÁP SƯNG LỒI VÙNG CỔ - LOẠI BỎ KHÔNG CẦN MỔ VỚI ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ MỚI U TUYẾN GIÁP SƯNG LỒI VÙNG CỔ - LOẠI BỎ KHÔNG CẦN MỔ VỚI ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ MỚI 08:59
U TUYẾN GIÁP SƯNG LỒI VÙNG CỔ - LOẠI BỎ KHÔNG CẦN MỔ VỚI ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ MỚI
Đối với chị em phụ nữ, có khối u lành tuyến giáp luôn gây nên nỗi băn khoăn và khó chịu. Nếu không loại bỏ thì vùng cổ bị sưng lồi mất thẩm mỹ, có...
 3 năm trước
 813 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây