1

Phẫu thuật thành công cứu sống nam bệnh nhân ung thư dạ dày - Bệnh viện K

Bệnh nhân nhập viện với triệu chứng “dễ bị bỏ qua”

Dạ dày là bộ phận tối quan trọng của cơ thể. Ung thư dạ dày là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tiến triển của bệnh ở từng giai đoạn. Ung thư dạ dày có thể điều trị khỏi khi được phát hiện ở giai đoạn sớm. Đáng tiếc là ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường có rất ít triệu chứng, khi được chẩn đoán thì thường bệnh đã nặng. Điều trị ung thư dạ dày bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị.

Bệnh nhân Nguyễn Văn C. (63 tuổi) trú tại tỉnh Gia Lai nhập viện trong tình trạng đau thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua. Khai thác nhanh bệnh sử, người nhà bệnh nhân cho biết những dấu hiệu đó đã kéo dài một thời gian khá lâu và chỉ nghĩ là đau dạ dày do chế độ ăn uống chưa phù hợp nên để đến khi tình hình diễn biến nặng, cơn đau liên tục thì bệnh nhân mới nhập viện.

Chẩn đoán ung thư hang vị dạ dày

Sau khi nội soi phát hiện ổ loét hang vị 1cm, kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa. Nhận thấy sức khỏe của bệnh nhân sẽ ảnh hưởng nặng nề nếu không điều trị kịp thời, vì vậy các bác sĩ Khoa Ngoại bụng 2 chỉ định phẫu thuật cắt gần toàn bộ dạ dày vét hạch D2 nội soi.

Ngày 23/3 đoàn chuyên gia Nhật Bản gồm GS. BS Itano Osamu, Giám đốc Trung tâm đào tạo mổ nội soi Bênh viện Đại học Keio, Trưởng khoa Phẫu thuật gan, thận, tuỵ, dạ dày, đại tràng, bệnh viện y tế phúc lợi Nhật Bản, Chuyên gia nghiên cứu về tái tạo tế bào và cấy ghép nội tạng và BS Nagasaka Satoshi, Trưởng bộ môn Phẫu thuật lồng ngực, Khoa ngoại hô hấp, Bệnh viện trực thuộc Trung tâm Y tế toàn cầu (NCGM) đã có chuyến thăm và làm việc, trao đổi kinh nghiệm với y bác sĩ bệnh viện K.

Sáng cùng ngày, GS. BS Itano Osamu, Giám đốc Trung tâm đào tạo mổ nội soi Bênh viện Đại học Keio, Nhật Bản phối hợp cùng ekip phẫu thuật gồm ThS.BS Đoàn Trọng Tú, phụ trách Khoa Ngoại bụng 2, cùng với ThS. Hoàng Lê Minh, Khoa Ngoại bụng  2 và ekip gây mê hồi sức bệnh viện K đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Ekip phẫu thuật tiến hành loại bỏ u tuyến giáp qua đường miệng

Với sự chuẩn bị hết sức kỹ càng, phẫu tích tỉ mỉ ca phẫu thuật diễn ra thành công. Hiện tại bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục được theo dõi và điều trị. Trên nền tảng trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia quốc tế, Bệnh viện K mong muốn, trong tương lai sẽ cập nhật, trao đổi thêm nhiều kỹ thuật mới ứng dụng vào quá trình điều trị cho người bệnh, hướng tới sự phát triển chung của ngành y tế.

Để biết được các dấu hiệu ung thư dạ dày bạn cần phải để ý cơ thể bạn mỗi ngày để phòng tránh kịp thời. Bệnh ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan.

Sau đây là 7 dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:

  • Biểu hiện đầu tiên của bệnh này là cảm giác đầy tức vùng trên rốn, kèm mệt mỏi. Khoảng 1/2 trường hợp có sụt cân và đau vùng trên rốn. Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.
  • Đau bụng trên. Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, sau đó là thường xuyên và nặng hơn. Tuy có thể chịu được những luôn dai dẳng, lúc đau lúc không.
  • Luôn bị ợ chua, tiêu hóa không tốt. Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày. Biểu hiện này chiếm khoảng 68% số người mắc bệnh.
  • Nôn ra máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.
  • Đầy bụng sau khi ăn. Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người ung thư dạ dày. Khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn...
  • Có những trường hợp đi ngoài ra phân đen do ăn nhiều tiết động vật như lợn, dê, gà cũng có thể gặp hiện tượng này do sau khi uống một số loại thuốc.
  • Nhưng nếu bệnh nhân viêm loét dạ dày xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc kiểm tra trong phân thường xuyên có máu. Đây thường là triệu chứng của chuyển biến thành ung thư dạ dày.

Đa số người bệnh đến khám và điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn dẫn tới tỷ lệ chữa khỏi không cao.Vì thế, tầm soát ung thư là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh như chế độ ăn uống không khoa học, tiền sử gia đình có người nhà mắc ung thư, người nhiễm vi khuẩn HP, mắc viêm loét dạ dày mạn tính, nghiện rượu…. Việc tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng, từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp, kịp thời.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện K

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 4 Sống Được Bao Lâu?
Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 4 Sống Được Bao Lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn 4 sống được bao lâu?. Càng tiến triển sang đến các giai đoạn sau thì ung thư lại càng khó điều trị. Do đó, việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 4 sẽ nan giải hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây