[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Viêm âm đạo khi mang thai - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi:
Chào bác sĩ, tôi đang mang thai được hơn 28 tuần nhưng gần đây, âm đạo lại hay đau rát, ngứa, khi đi tiểu thường bị đau buốt. Không biết những biểu hiện này có ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình mang bầu hay không ạ?
Trả lời:
Chào chị, việc chăm sóc cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai là cực kỳ quan trọng, vì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn là sức khỏe của thai nhi và khả năng sinh nở sau này.
Theo những dấu hiệu bạn mô tả thì rất có thể bạn đã bị viêm âm đạo. Những dấu hiệu thường thấy khi bị viêm âm đạo như đau và ngứa ở âm đạo, tấy đỏ và sưng môi âm đạo, chất nhờn hơi trắng vàng và có mùi, cảm thấy đau khi quan hệ, khi đi tiểu bị đau rát. Nếu để tình trạng viêm âm đạo nặng có thể gây ra tình trạng sinh non ở sản phụ, nặng hơn nữa có thể làm thai nhi tử vong từ trong tử cung.
Bé sơ sinh của người mẹ bị viêm âm đạo do nấm, khi sinh nếu áp dụng phương pháp sinh thường, thai nhi đi ngang qua âm đạo, có thể bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sanh non tháng, đề kháng yếu, có thể gây viêm phổi do nấm, tuy nhiên trường hợp này cũng khá ít gặp.
Để ngăn ngừa bị viêm âm đạo khi mang thai:
- Mẹ bầu không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày;
- Rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày với nước ấm;
- Thay đồ lót mỗi ngày, giặt đồ lót cẩn thận và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời;
- Thường xuyên đi bộ, vận động; ngồi hoặc nằm quá lâu có thể làm tăng sinh nhiệt ở vùng kín, dễ sản sinh vi khuẩn;
- Mặc đồ lót rộng rãi bằng chất liệu cotton;
- Hạn chế ăn thức ăn ngọt, không ăn cay, ăn nhiều trái cây tươi, rau quả và thực phẩm giàu đạm; ăn thêm sữa chua để tăng lượng men vi sinh, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan.
- Nếu vùng kín ngứa ngáy hoặc tiết dịch bất thường, mẹ bầu nên thăm khám để được tư vấn và điều trị kip thời.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 748 lượt xem
Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 460 lượt xem
Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?
- 1 trả lời
- 1079 lượt xem
Uống thuốc trị viêm tai cấp trong lúc mang thai có sao không?
Bị viêm amiđan cấp và viêm tai giữa cấp khi đang mang thai tuần thứ 32, em được bác sĩ kê cho thuốc: Auclanityl 875/125mg, Tatanol Acetaminophen 500mg, Taparen Cetirizine dihydrochloride 10mg, alfachim. Vậy, mấy loại thuốc trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 404 lượt xem
Mang thai 25 tuần, có cần đặt thuốc khi bị viêm âm đạo?
Mang thai 25 tuần, em đi khám phụ khoa, bs bảo bị viêm âm đạo nên kê cho viên đặt phụ khoa trong 10 ngày là Perregyn x 10 viên. Vậy, viên đặt này có ảnh hưởng đến thai nhi không. Và nếu em không đặt thuốc thì có sao không ạ?
- 1 trả lời
- 424 lượt xem







Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.