1

Ai dễ tử vong khi tập thể dục? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Thông tin một người đàn ông chết trong lúc tập thể dục tại phòng tập của một trung tâm thể dục đã làm nhiều người lo lắng. Đây là sự cố sức khoẻ đột ngột hay hệ luỵ tất yếu của việc tập luyện không khoa học?

Những người nên có bác sĩ tư vấn

Với những trường hợp dưới đây, rất cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về thời gian và loại bài tập phù hợp:

  • Người lớn tuổi, có bệnh tim mạch: dễ bị ngất, té ngã hay đột quỵ nếu vận động liên tục.
  • Người béo phì: trọng lượng cơ thể tăng nhưng do bộ xương không lớn thêm nên luôn chịu áp lực rất lớn từ cơ thể. Khi vận động không đúng cách sẽ làm đau các khớp và chấn thương.
  •  Người bệnh loãng xương, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng cholesterol, huyết áp cao, tiểu đường: cũng nằm trong nhóm có nguy cơ bị chấn thương cao khi tập thể dục theo chương trình của người bình thường.
  •  Phụ nữ mang thai: trong thời gian ba tháng đầu, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện một số động tác giúp cho thai phát triển tốt hơn. Sau khi sinh, không nên tập luyện ngay, phải đợi ít nhất sáu tuần. Trường hợp sinh mổ, cần nghỉ ngơi ít nhất 12 tuần trước khi muốn tập lại để lấy dáng.
  • Sức ép tâm lý phải gắng sức để đạt thành tích trong lúc tập luyện cũng dễ dẫn đến ngất xỉu, đột quỵ.

Tập sao cho khoẻ, an toàn?

  • Trước khi tập, nên chọn môn và những bài tập phù hợp sức khỏe và sở thích. Nếu tập với các thiết bị hỗ trợ tại phòng tập, cần hiểu rõ tính năng, cách thức hoạt động cũng như những cảnh báo an toàn của thiết bị.
  • Tuyệt đối không luyện tập khi không biết rõ tác dụng cũng như cách sử dụng của các thiết bị hỗ trợ. Khởi động trước khi luyện tập từ 5-10 phút. Phải tập thở ngay trước khi bắt đầu bài tập, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
  • Cách tập an toàn nhất là tăng dần cường độ hàng ngày theo yêu cầu cơ thể. Với người có bệnh khi bắt đầu tập, chỉ nên tập nhẹ nhàng trong vòng 10-15 phút, ba lần/tuần để tim mạch và cơ bắp thích ứng dần. 
  • Khi tập không nên làm các động tác mạnh rồi ngừng lại đột ngột vì dễ gây choáng ngất.
  • Nên có các hoạt động đa dạng để không nhàm chán, như xen kẽ đi bộ với hít thở, vươn vai hoặc vung tay chân một cách thoải mái.
  • Duy trì tập luyện đều đặn thường xuyên và lâu dài. Lựa chọn chỗ luyện tập an toàn, thoáng đãng.
  • Sau khi tập không nên tắm ngay, vì máu chưa kịp điều chỉnh lại dễ gây thiếu máu não.
  • Cũng không nên ăn ngay vì làm ảnh hưởng xấu tới sự co bóp dạ dày. Không nên ngồi hay nằm xuống nghỉ một cách đột ngột khi kết thúc tập luyện mà nên đi lại nhẹ nhàng một lúc để cơ thể quen dần.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây