1

Oh, baby ! Eczema từ khi mang thai đến mãn kinh

Một nhà nghiên cứu tại Đại học California giải thích sự liên quan giữa nội tiết tố nữ và bệnh chàm (viêm da cơ địa) trong thai kỳ và sau mãn kinh.
Oh, baby ! Eczema từ khi mang thai đến mãn kinh Oh, baby ! Eczema từ khi mang thai đến mãn kinh

Ah, những niềm vui của thai kỳ! Trong khi một số phụ nữ trải qua thời kỳ mang thai dễ dàng thì một số người khác phải chịu đựng những cơn ốm nghén, giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ - 1 vài phiền toái phổ biến của niềm hạnh phúc đó. Và tiền sử có bệnh chàm có thể làm tăng thêm nỗi phiền muộn của người làm mẹ.

Các triệu chứng eczema (bệnh chàm) xấu đi trong khi mang thai có liên quan đến sự ảnh hưởng của nội tiết tố nữ - đặc biệt là estrogen - trên hệ thống miễn dịch của phụ nữ, theo tiến sĩ Jenny Murase, một bác sĩ da liễu thuộc trường Đại học California-San Francisco.

“Trong thời gian mang thai, một sự thay đổi diễn ra trong cơ thể của một người phụ nữ từ Th1 - trội sang miễn dịch trội hơn - Th2”, Murase giải thích. “Tế bào Th1 chuyên bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn, virus và bất cứ thứ gì ngoài môi trường cố gắng xâm nhập vào các tế bào của chúng ta. Một nửa thông tin di truyền của thai nhi nhận được từ người mẹ và một nửa từ người cha. Vì thế, nếu Th1 chiếm ưu thế, chúng sẽ tấn công chống lại những yếu tố di truyền của người cha, dẫn đến thai nhi bị loại bỏ.

“Để bảo vệ thai nhi đang phát triển”, Murase tiếp tục, “cơ thể của 1 người phụ nữ mang thai tạm thời chuyển sang hệ miễn dịch trội Th2. Tế bào Th2 là tất cả để chống lại các chất gây dị ứng và độc tố lưu thông bên ngoài tế bào của chúng ta.”

Kết quả là hệ thống miễn dịch trội Th2 giữ cho thai nhi được an toàn nhưng làm cho người mẹ nhạy cảm hơn với các chất gây dị ứng - nói cách khác là dễ bị kích hoạt bệnh hen suyễn, dị ứng thực phẩm và bệnh chàm.

Trong nghiên cứu của mình, Murase đã phát hiện ra rằng: nồng độ estrogen cao trong thai kỳ là nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển miễn dịch từ Th1 đến Th2. Estrogen là 1 trong những nguyên nhân làm giảm sự hạnh phúc của bà bầu khi biến da của họ trở nên viêm, ngứa, khó ngủ về đêm và rầu rĩ.

Mang thai ảnh hưởng đến bệnh chàm da khác nhau ở phụ nữ

Carol Kim, một người Mỹ gốc Á 28 tuổi đến từ Puyallup, Washington, đã mắc bệnh chàm da trong suốt cuộc đời. Khi còn là một đứa trẻ, cô ấy bị trầy xước chỗ các nếp nhăn bên trong khuỷu tay và sau đầu gối. “Thông thường, bôi 1 lượng nhỏ kem Steroid sẽ giữ cho bệnh được kiểm soát”, cô nói. “Thực ra, bệnh chàm của tôi chỉ là 1 vấn đề nhỏ cho đến khi tôi mang thai đứa con đầu lòng của mình khoảng 2 năm trước đây”.

Kim đã rất “phấn khích” về việc mang thai. Nhưng chẳng bao lâu, bệnh chàm da của cô ấy diễn biến xấu hơn và nó bắt đầu bùng phát sau khi cô ấy sinh con. “Vài tháng sau khi cho con bú, tôi tỉnh dậy với bệnh chàm từ trên xuống dưới. Da mặt và toàn thân của tôi bị bong, rỉ, ngứa và đau đớn. Tôi có những vết nứt nẻ ở góc miệng, vành tai và 2 mắt. Mắt tôi sưng lên đến nỗi chúng không thể nhắm lại được.

“Lúc bệnh tồi tệ nhất”, cô nói thêm, “Tôi không thể ngủ, ra khỏi giường, đi ra ngoài và tồi tệ nhất là tôi không thể trở thành người mẹ mà tôi muốn ở cùng với đứa con sơ sinh của mình”

Kim đã nhiều lần đến một cơ sở chăm sóc khẩn cấp - nơi cô được tiêm corticosteroid. Corticosteroid cung cấp sự cứu trợ kịp thời, nhưng khi thuốc dần dần hết tác dụng, bệnh chàm của cô lại trở lại dữ dội hơn. Ngay sau khi 1 phương pháp điều trị mới được chấp thuận, cô ấy đã tiếp tục những nghiên cứu sinh học mới và trải nghiệm “5 tháng da bình thường”. Nhưng Kim không thể chịu đựng được những tác dụng phụ mà cô trải qua, vì vậy, cô phải ngừng dùng nó.

Rất may, bệnh chàm của cô ấy bây giờ không nặng như hồi cô ấy mới sinh xong. Cô vẫn phải vật lộn với “khuôn mặt đầy bệnh chàm” và bùng phát trên cơ thể cô. Steroid bôi tại chỗ giúp kiểm soát bệnh trong khi cô ấy xem xét các lựa chọn khác, chẳng hạn như ức chế miễn dịch. Và cô ấy đã không từ bỏ hi vọng rằng, một ngày nào đó, cô ấy sẽ tìm được cách để làn da của cô ấy trở lại giống như làn da bình thường của mọi người.

Meg Waterston* cũng không từ bỏ. Cô gái 24 tuổi đến từ London đã sinh một bé trai cách đây hơn 1 năm. Nhưng không giống như Kim, có làn da bị bùng phát bệnh sau khi sinh, thì Waterson bị chàm nặng nề trong thời kỳ cô mang thai. “Đôi khi, da của tôi ngứa đến nỗi tôi gãi cho đến khi chảy máu. Bệnh của tôi phát triển, nhiễm tụ cầu khuẩn và một trường hợp xấu của nổi mề đay. Tại một thời điểm nhất định, tôi quyết định uống steroid” , cô nói.

Đó là khi sự lo lắng bắt đầu được kiểm soát. Waterston được các bác sĩ cảnh báo rằng con trai cô sinh ra có thể bị nghiện steroid, trong trường hợp này, bé cần được tiêm steroid ngay sau khi sinh và một khoảng thời gian sau đó. Cân nhắc giữa nhu cầu cứu trợ khẩn cấp của mình và nguy cơ đứa bé sẽ bị nghiện steroid, cô ấy đã uống steroid và hi vọng điều tốt nhất.

May mắn thay, con trai mới sinh của cô không cần tiêm thuốc. Và đứa bé có làn da “hoàn hảo”, cô nói. “Đối với da của riêng tôi, bây giờ tôi đang được chăm sóc bởi một bác sĩ da liễu thực sự tốt. Tôi đang uống steroid mỗi tuần một lần hoặc hai tuần một lần, và điều đó dường như giữ cho bệnh chàm da của tôi được kiểm soát **. ”

** Lưu ý: Việc sử dụng thường xuyên các steroid dạng uống hoặc tiêm thường không được khuyến khích và nên được dành riêng cho các trường hợp đặc biệt.

Điều trị an toàn cho phụ nữ mang thai bị chàm

Tiến sĩ Peter Lio, một thành viên của Khoa Y học Feinberg thuộc Đại học Northwestern, người có thực hành lâm sàng ở Chicago, ước tính rằng khoảng 50% phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh chàm có triệu chứng xấu đi trong thai kỳ.

Ông thường chỉ định liệu pháp ánh sáng cho bệnh nhân mang thai bị chàm, nhấn mạnh rằng họ cũng cần dùng axit folic, một chất dinh dưỡng quan trọng có thể dễ dàng bị cạn kiệt do điều trị ánh sáng.

Theo Murase, steroid tại chỗ là an toàn để sử dụng trong khi mang thai, đặc biệt là ở mức độ hiệu lực thấp đến trung bình. “Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân sẽ cao hơn nếu sử dụng steroid, nhưng chỉ khi người mẹ dùng hơn 300 gram trong suốt quá trình mang thai” cô nói. “Đó là nhiều hơn hầu hết các bệnh nhân sẽ cần”.

Để giữ an toàn, Murase đề nghị pha loãng một loại steroid tại chỗ với kem dưỡng ẩm theo tỷ lệ bốn phần dưỡng ẩm cho một phần steroid. “Tôi khuyên bệnh nhân của tôi tránh sử dụng nó trên những khu vực sẽ bị rạn trong khi mang thai, chẳng hạn như bụng và vú. Đó là bởi vì steroid tại chỗ có thể làm xấu đi sự xuất hiện của các vết rạn da. ”

Cả Lio và Murase đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát bệnh chàm trong khi mang thai. Một bà mẹ bị thiếu ngủ cung cấp một môi trường ít thuận lợi hơn cho đứa con chưa sinh của mình, và những ảnh hưởng tiêu cực của sự căng thẳng của mẹ đối với bào thai đang phát triển đã được ghi nhận rõ ràng, Murase nói.

Trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con, người phụ nữ cần được nuôi dưỡng đầy đủ, được nghỉ ngơi tốt và không bị căng thẳng càng tốt. Tự chăm sóc tuyệt vời, các bác sĩ đã đồng ý, là món quà lớn nhất mà một người phụ nữ có thể tự cung cấp cho bản thân và trẻ sơ sinh của mình.

Khi mãn kinh kích hoạt bệnh chàm da

Một phụ nữ 59 tuổi ở Houston, Texas, Cast bị bệnh chàm như một thiếu niên, nhưng nó đã biến mất - cho đến hai năm trước, khi nó trở lại với tốc độ nhanh chóng.

Trong thời niên thiếu, cô đã bị bệnh chàm da đau đớn giữa các ngón tay và trong khuỷu tay. Bây giờ, nó tấn công những nơi khác nhau - chủ yếu là lòng bàn tay và cẳng tay của cô. "Tôi đã thử nhiều thứ, nhưng nó dường như không bao giờ chữa lành," Cast nói.

Cast có hai đứa con trưởng thành và hai cháu trai. Cô ấy cũng làm việc toàn thời gian. "Bị bao phủ bởi các vết thương và vết bầm tím là rất ngượng ngùng, đặc biệt là tại nơi làm việc", cô nói. Cô cũng tự ý thức về các mụn máu dưới da của mình khi cô gãi, nhận thức rằng làn da của cô đã trở nên mong manh hơn từ thời kỳ mãn kinh.

Sau khi điều trị hàng trăm bệnh nhân lớn tuổi, Murase lưu ý rằng hệ thống miễn dịch có xu hướng xấu đi theo tuổi tác. Như trong khi mang thai, sự thay đổi diễn ra trong cơ thể già hơn từ khả năng miễn dịch Th1 đến Th2, làm cho người lớn tuổi - cả nam giới và phụ nữ - dễ bị tổn thương hơn với bệnh chàm, thậm chí sau nhiều năm không có triệu chứng.

“Biết những tác nhân của bạn,” Murase khuyên, “bao gồm chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa, chất bảo quản và nước hoa. Và vượt ra ngoài một xét nghiệm dị ứng thông thường để xét nghiệm miếng dán toàn diện, bao gồm 1 phạm vi rộng hơn các chất gây dị ứng tiềm ẩn hơn là xét nghiệm chích da.

“Một số bệnh nhân lớn tuổi của tôi hóa ra bị viêm da tiếp xúc, một bệnh lý có thể gần giống viêm da cơ địa nhưng dễ điều trị hơn nhiều. Trong mọi trường hợp, tránh các yếu tố kích hoạt là điều đầu tiên trong điều trị eczema tốt”.

Nồng độ hormon thay đổi trong và thậm chí sau khi mãn kinh có thể đóng góp 1 phần vào sự tái phát của bệnh chàm, nhưng Murase cho biết thêm, cần nghiên cứu thêm để xác nhận hoặc loại bỏ estrogen như là nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm da sau này.

Bởi vì bệnh chàm không bao giờ là "ngớ ngẩn" ở mọi lứa tuổi.



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây