Túi gel silicon bị gợn sóng có thể tự hết mà không cần chỉnh sửa không?
Chào bạn, tình trạng gợn sóng thường xảy ra do 2 lý do:
1 – không đủ mô mềm che phủ trên túi độn
2 – đặc điểm của túi độn
Càng có ít mô vú che phủ bên trên túi độn thì càng dễ bị gợn sóng, do đó, những bệnh nhân ngực tự nhiên quá nhỏ thường dễ gặp tình trạng này hơn những người có ngực tự nhiên to. Để tránh tình trạng này, các bác sĩ phẫu thuật thường chỉ định đặt túi độn dưới cơ, để thêm lớp mô cơ che phủ lên túi độn. Vì túi độn của bạn đặt trên cơ nên nguy cơ gợn sóng rõ ràng cao hơn.
Loại túi độn được sử dụng cũng là nguyên nhân chính gây phát triển gợn sóng. Nếu lựa chọn túi độn rộng hơn so với chiều rộng bầu ngực thì nguy cơ nhìn thấy túi độn qua da sẽ càng cao hơn. Túi độn kích cỡ quá lớn, được “nhét” vào dưới lớp mô chật chội lâu dần sẽ làm giãn căng và bào mỏng mô vú. Thông thường đặt túi độn nước muối dễ bị gợn sóng hơn túi gel silicon. Tuy nhiên các loại túi gel silicon cũ, với chất gel có khả năng kết dính kém hơn cũng không tránh khỏi tình trạng này. Ngày nay, với trường hợp đặt trên cơ, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân chọn túi gel silicon độ kết dính cao (gummy bear), loại này về cơ bản có thể hạn chế nguy cơ gợn sóng đến mức thấp nhất, cho dù được đặt ở bất kỳ vị trí nào.
Tình trạng gợn sóng thường xuất hiện ở phía khe ngực, nơi cơ vát mỏng dần, hoặc ở nửa trên ngực nơi có ít mô vú, hoặc thường lộ ra ở một số tư thế nhất định như khi chúng ta nghiêng người hoặc cúi xuống. Tình trạng gợn sóng thường không nhìn thấy rõ bằng mắt và cũng không thực sự đáng ngại, nhưng nhiều bệnh nhân khi đã phát hiện ra mình bị thường quá để tâm đến vấn đề này. Một khi đã bị thì theo thời gian sẽ không thể tự hết hoặc cải thiện được. Nếu không quá ảnh hưởng và lộ liễu, bạn nên chấp nhận sống chung với nó; nếu không muốn bạn có thể chỉnh sửa bằng cách đặt thêm các loại mô sinh học như AlloDerm®, Strattice ™, SERI®, chuyển túi độn xuống dưới cơ, cấy mỡ tự thân, dùng mô liền kề (cơ hoặc cân cơ) nếu có để tạo thêm độ che phủ.
Có thể bóp mạnh đến mức nào vào túi gel silicon đặt trên cơ mà không sợ bị vỡ?
Chào bác sĩ, tôi có nâng ngực đặt túi gel silicon trên cơ, nhưng chỉ sợ chồng bóp mạnh có thể làm vỡ chúng. Liệu điều này có thế xảy ra không ạ?
- 2 trả lời
- 1975 lượt xem
Túi gel silicon nên đặt ở vị trí trên cơ/dưới cơ/hay dưới cân cơ?
Chào bác sĩ, tôi dự định nâng ngực đặt túi độn chủ yếu để khắc phục tình trạng hai bên ngực bất cân xứng và tăng thêm cho ngực to hơn một chút. Vì thế tôi sẽ lựa chọn túi độn nhỏ. Ban đầu tôi thiên về vị trí đặt trên cơ vì muốn không mất nhiều thời gian hồi phục, ít nguy cơ bị biến dạng vú khi co cơ. Nhưng sau đó tôi tìm hiểu về kỹ thuật đặt dưới cân cơ, thấy khá hay, liệu tôi có nên chọn vị trí đặt túi độn này không?
- 1 trả lời
- 674 lượt xem