Tụ dịch sau combo ngực bụng là gì?
Tụ dịch là một biến chứng thường thấy sau các cuộc phẫu thuật mà dịch chuyển hoặc cắt bỏ một lượng lớn mô. Dịch cơ thể (chất lỏng) được tạo ra trong không gian trống sau khi phẫu thuật, thường thấy sau khi làm tạo hình thành bụng hoặc thu nhỏ ngực. Bạn không thể ngăn ngừa nó 100%, ngay cả khi sử dụng kỹ thuật phẫu thuật hoặc quần áo bó nịt. Dịch tụ được rút ra bằng một ống tiêm, thường không gây ra bất kỳ thay đổi nào đối với kết quả.
Rất tiếc, tụ dịch là một biến chứng rất phổ biến trong hầu hết các cuộc phẫu thuật tạo hình thành bụng và các cuộc phẫu thuật khác, đặc biệt là những ca phẫu thuật mở rộng hoặc tác động đến một lượng mô đáng kể. Tế bào thường xuất hiện trong dịch tụ, bình thường dịch có màu trong suốt, không có cách nào để ngăn chặn tụ dịch ngoài việc đặt một ống dẫn lưu trong khu vực đó trong 7 ngày để chất lỏng thoát ra ngoài cơ thể, sau đó hút chất lỏng ra bằng kim tiêm sau khi rút ống dẫn lưu. Cách này giúp giảm nguy cơ hình thành tụ dịch.
Tụ dịch là một tập hợp chất lỏng lấp đầy một khoang trong cơ thể. Tụ dịch rất hay xảy ra sau phẫu thuật tạo hình thành bụng và thường phải dẫn lưu bằng kim nhỏ với xi-lanh 20 hoặc 60 cc. Khi tụ dịch tích tụ không được dẫn lưu, nó có thể dẫn đến các biến chứng khác và vì vậy tôi yêu cầu bệnh nhân của tôi đến phòng khám để dẫn lưu bất cứ khi nào họ cảm thấy căng tức. Nếu ổ tụ dịch nhỏ hơn 60 ml thì rất có thể nó sẽ tự khỏi. Nếu liên tục trên 100 ml, thì nên dẫn lưu bằng ống dẫn lưu.
Tụ dịch là một tập hợp chất lỏng bên dưới da. Đặt ống dẫn lưu có thể giúp giảm nguy cơ tụ dịch thông qua việc dẫn chất lỏng đó thoát ra khỏi cơ thể thay vì để nó tồn đọng ở bên trong. Cơ thể bạn có khả năng hấp thụ một phần chất lỏng tích tụ trong cơ thể, nhưng nếu dịch nhiều quá thì bạn sẽ có ổ tụ dịch. Có thể điều trị tụ dịch bằng cách chọc hút, tức chọc một cây kim xuyên qua da vào chỗ tích tụ chất lỏng để hút nó ra ngoài. Việc rút dịch có thể phải được thực hiện hàng tuần thì nó mới xẹp. Bạn không nên để dịch tụ quá lâu mà không điều trị vì cơ thể bạn sẽ tạo các mô sẹo bao quanh khối dịch và sau đó cơ thể không hấp thụ dịch được nữa.
Dịch trong tụ dịch chính là thứ chất lỏng nằm bên trong những vết phồng rộp. Lý do cơ thể tạo ra chất lỏng này là để phản ứng với một số loại chấn thương - phẫu thuật chắc chắn phù hợp với định nghĩa “chấn thương”. Trong phẫu thuật thẩm mỹ, tụ dịch thường xảy ra ở những nơi có khoảng trống - chẳng hạn như ở những vùng hở ở vú sau khi thu nhỏ vú hoặc sau khi loại bỏ túi độn ngực, hoặc ở những vùng to hơn mà ở đó mô được bóc tách nâng lên như trong tạo hình thành bụng, căng da vùng thân dưới, căng da đùi, v.v ... Có ba cách phòng ngừa chủ yếu: ép chặt vùng phẫu thuật, giảm thiểu di chuyển vùng phẫu thuật thông qua việc thay đổi mức độ hoạt động và đặt ống dẫn lưu. Một lựa chọn ít phổ biến hơn và đôi khi không khả dụng là sử dụng chỉ khâu tịnh tiến để khâu kín khoang trống. Như mọi khi, thảo luận trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn là cách tốt nhất để tối ưu hóa kết quả và giảm nguy cơ phát triển tụ dịch.
Tụ dịch tức là một tập hợp các chất lỏng bên trong cơ thể. Chất lỏng này là tụ dịch, tích tụ thành một “cục” cứng. Vì vậy, nó là một “cục” chứa dịch cơ thể. Bạn có thể bị tụ dịch sau khi làm phẫu thuật. Khi đó, chất lỏng sẽ được lấy ra bằng kim tiêm nhiều lần nếu cần, cho đến khi cơ thể ngừng tiết dịch. Hãy nhớ tìm đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chứng chỉ.
Tụ dịch là một tập hợp chất lỏng có thể hình thành trong khoảng trống giữa các mặt phẳng mô, sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Trong các ca phẫu thuật lớn, mà trong đó các mặt phẳng mô bị tách rời (chẳng hạn như trong tạo hình thành bụng), thì nguy cơ hình thành tụ dịch có thể cao hơn. Trong hầu hết các trường hợp, dịch tụ vô trùng và có thể được xử lý bằng cách hút ra bằng kim tiêm. Mặc dù tụ dịch là biến chứng, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó chỉ là bất tiện nhỏ và thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Băng ép, ống dẫn lưu phẫu thuật có bình hút và chỉ khâu tịnh tiến để kéo vạt da xuống có thể làm giảm, nhưng không loại bỏ nguy cơ hình thành tụ dịch.
Tụ dịch là một khối chất lỏng vô trùng có thể tích tụ trong khoang trống sau phẫu thuật. Ví dụ, phẫu thuật tạo hình thành bụng yêu cầu phải bóc tách da và mô phía trên cơ lên và kéo xuống đường rạch dưới mu. Dưới vạt mô này có thể có khoảng trống. Thông thường, ống dẫn lưu được đặt vào vùng phẫu thuật để đưa chất lỏng có thể bị giữ lại trong không gian này ra ngoài. Các ống dẫn lưu không phải lúc nào cũng thu được tất cả chất lỏng và có thể xảy ra hiện tượng thu gom. Thông thường bệnh nhân di chuyển quá nhiều sau khi phẫu thuật sẽ dễ bị tụ dịch hơn vì di chuyển khiến vạt da bên trên bị tách rời với mô bên dưới. Nếu tụ dịch xảy ra, có thể xử lý đơn giản bằng cách dùng kim tiêm rút chất lỏng ra. Đôi khi cần nhiều hơn một ống dẫn lưu.
Nói chung, tụ dịch là một tập hợp chất lỏng, xuất hiện sau nhiều thủ thuật phẫu thuật khác nhau. Phổ biến nhất là sau phẫu thuật tạo hình vùng bụng. Nhìn chung, chúng tôi thích đặt ống dẫn lưu và cũng đặt nhiều mũi khâu sâu để cố gắng giảm thiểu biến chứng này. Có nhiều cách có thể giúp ngăn ngừa tụ dịch và bạn nên thảo luận về những biện pháp này với một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chứng chỉ.
Tụ dịch là một khoang chứa đầy chất lỏng có thể xuất hiện sau phẫu thuật, khi cơ thể cố gắng "lấp đầy" các không gian trống. Người ta thường chứng kiến biến chứng này trong các ca phẫu thuật mà có cắt bỏ mô hoặc trong trường hợp các vạt da/mỡ lớn được nâng lên khỏi các cơ bên dưới, tức là như trong tạo hình thành bụng. Tụ dịch được coi là biến chứng và có các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ hình thành tụ dịch: sử dụng những kỹ thuật khâu khác nhau, đặt ống dẫn lưu và mặc gen định hình.
Tụ dịch là một tập hợp chất lỏng có thể hình thành sau khi phẫu thuật và thường được coi là một biến chứng. Thủ thuật thường dẫn đến tụ dịch nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ là phẫu thuật tạo hình vùng bụng. Chất lỏng thường hình thành ở giữa cơ và lớp mỡ dưới da. Với kỹ thuật tương đối mới là “khâu tịnh tiến” lớp mỡ và mạc cơ xuống lớp cơ bằng chỉ khâu, thì tỷ lệ tụ dịch đã giảm rõ rệt. Ống dẫn lưu giúp loại bỏ chất lỏng và giúp ngăn ngừa tụ dịch. Một số bác sĩ phẫu thuật sử dụng kỹ thuật khâu tịnh tiến đã quảng cáo “tạo hình thành bụng không đặt ống dẫn lưu". Tôi vẫn cho bệnh nhân sử dụng một ống dẫn lưu nhỏ trong khoảng một tuần vì ống dẫn lưu càng làm giảm nguy cơ tụ dịch. Nếu xuất hiện, ổ tụ dịch thường được điều trị bằng cách chọc hút nhiều lần bằng kim tiêm. Nếu bị nhiễm trùng, có thể cần phải rạch mở vết mổ để vết mổ có thể lành từ trong ra ngoài. Đây là lý do tại sao tôi cảm thấy vẫn cần thận trọng và sử dụng một ống dẫn lưu nhỏ trong vài ngày sau khi phẫu thuật tạo hình thành bụng.
Nếu cơ thể bạn từng bị phồng rộp do đi đường hoặc do chà sát lên thảm, thì bạn có thể sẽ nhận thấy rằng sau đó trên da có chảy ra một chất lỏng màu vàng trong (còn được gọi là huyết thanh), chất này khô lại trên da và giúp tạo ra vảy. Tương tự, khi mô bên dưới da bị thương, chỗ đó cũng rò rỉ ra huyết thanh, nhưng chất lỏng này không khô được vì không tiếp xúc với không khí. Nếu không có ống dẫn lưu để thoát dịch này đi hoặc lượng dịch tích tụ nhiều hơn mức mà cơ thể có thể tự hấp thụ một cách tự nhiên (mức này thường được coi là 30ml trong khoảng thời gian 24 giờ), thì huyết thanh có thể tích tụ bên dưới da và hình thành cái gọi là tụ dịch, đơn giản là một khối huyết thanh lỏng ứ đọng lại (huyết thanh là một thành phần của máu). Tụ dịch được coi là một biến chứng vì có thể tránh bị tụ dịch bằng việc sử dụng ống dẫn lưu hoặc chỉ khâu được đặt bên dưới da để giúp thu hẹp không gian nơi chất lỏng có thể tích tụ. Phải nói rằng, nếu bị tụ dịch, có thể dẫn lưu chất lỏng bằng cách dùng kim tiêm đâm qua da và hút ra ngoài cho đến khi dịch lỏng không còn tự tích tụ nữa. Trong tất cả các biến chứng, tụ dịch thường được coi là biến chứng khá nhỏ.
Tụ dịch là một túi chất lỏng tụ dịch có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, thường là sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Vì không phải cứ phẫu thuật là sẽ bị tụ dịch, nên đây được coi là một loại biến chứng, đặc biệt là khi người ta cần phải thực hiện những biện pháp phụ để loại bỏ tụ dịch. Khi nói đến tạo hình thành bụng, tụ dịch là một biến chứng đã biết có nguy cơ xảy ra tới 30%. Để giảm nguy cơ xuất hiện tụ dịch thì phải:
1. Giảm sự hiện diện của các khoang trống trong đó chất lỏng có thể tích tụ lại. Mặc đồ bó nịt. Chỉ khâu bên dưới da, loại bỏ các chỗ trống có thể để dịch tích lại
2. Sử dụng ống dẫn lưu
3. Bóc tách cẩn thận để giữ nguyên mô bạch huyết
Nếu được điều trị thích hợp bởi các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm, thì tụ dịch hầu như không đáng ngại.
Liệu chờ 10 ngày sau combo ngực bụng mới đi rút dịch tụ có quá lâu và gây nguy hiểm không?
Tôi có việc phải rời khỏi nơi cư trú đúng lúc bị tụ dịch. Tôi vừa quay về và bác sĩ sẽ dẫn lưu dịch tụ vào ngày mai, nhưng vì đi vắng nên tôi đã phải đợi 10 ngày kể từ khi tụ dịch xuất hiện. Liệu thời gian chờ đợi 10 ngày này có quá lâu và nó có ảnh hưởng xấu đến kết quả của tôi hay không? Tụ dịch xuất hiện ngay ngày đầu tôi rời khỏi thành phố. Tôi thấy hiện đang có một lượng dịch khá lớn, lùng bùng dưới da vùng bụng dưới. Tôi cũng bị tụ máu ở ụ hông, có vẻ nó đã tự biến mất, nhưng liệu nó có phải nguyên nhân dẫn đến tụ dịch?
- 6 trả lời
- 622 lượt xem
Có phải tôi đã bị tụ dịch sau khi làm combo ngực bụng không?
Tôi đã làm combo ngực bụng mommy makeover được 13 ngày. Các ống dẫn lưu của tôi đã được loại bỏ sau ngày thứ 9. Tôi vẫn còn rất sưng, có thể dự đoán được, dưới da không có chút dịch sóng sánh nào. Cục u sưng không đau và sưng nhiều hơn trong ngày. Tôi đã chạm vào nó để đảm bảo bên trong không có chất lỏng hoặc dịch chuyển vị trí khi bị chạm vào. Tôi đã gửi câu hỏi này cho bác sĩ của tôi rồi, nhưng ông ấy đang đi nghỉ phép trong một vài ngày.
- 9 trả lời
- 509 lượt xem
Liệu khối dịch tụ to ở bụng tôi sau combo ngực bụng có biến mất được không?
Tôi đã làm Combo ngực bụng Mommy Makeover và ống dẫn lưu của tôi đã được lấy ra sau 9 ngày kể từ ngày phẫu thuật. Tôi đã bị một khối u tụ dịch lớn ở vùng bụng dưới của mình. Bữa trước tôi đã đi dẫn lưu dịch tụ và bác sĩ đã hút ra được 400ml chất lỏng. 3 ngày sau tôi đi khám lại để rút dịch lần nữa thì rút không ra gì cả, mặc dù trong đó rõ ràng có dịch. Bác sĩ nói là dịch đã đông cứng lại, cứ chờ 2-3 tuần sau sẽ tự hết. Tuy nhiên với lượng tụ dịch lớn như vậy liệu nó có thể tự xẹp được không?
- 6 trả lời
- 459 lượt xem
Ba tuần sau combo ngực bụng da quanh núm vú dúm dó rất xấu xí và sợ là đã bị tụ dịch?
Tôi đã làm Combo ngực bụng Mommy Makeover từ 3 tuần trước. Tôi không chắc liệu vùng bụng dưới rốn và bên trên vết mổ bị sưng có dẫn đến tụ dịch hay không. Tôi khá lo là chuyện đó sẽ xảy ra. Ngoài ra tôi cũng đã làm treo ngực sa trễ bằng đường rạch quanh quầng vú, vết sẹo quanh quầng vú dúm dó trông rất xấu xí và kỳ quặc. Liệu sau này vùng da đó có lành lại không? Xin lỗi, tôi đã thử đăng ảnh mà cứ bị lỗi.
- 4 trả lời
- 412 lượt xem
Xin hãy xem ảnh và cho tôi biết liệu có phải tôi đã bị nhiễm trùng hoặc tụ dịch sau Combo ngực bụng hay không?
Tôi đã làm Combo ngực bụng Mommy Makeover được 19 ngày, có thắt chặt cư bụng và hút mỡ hai bên ụ hông, hôm nay tôi phát hiện quanh băng dán bị đỏ và có máu với chút mủ. Thế là tôi tháo băng ra và làm sạch khu vực đó bằng gạc & neosporin, rồi lại dán lại lần nữa. Có phải tôi đã bị nhiễm trùng hoặc tụ dịch không?
- 6 trả lời
- 464 lượt xem
Combo ngực bụng là sự kết hợp các kỹ thuật thẩm mỹ giúp phụ nữ trở lại vóc dáng thời con gái