Sau khi mổ thu gọn vú, núi đôi của tôi có còn căng tròn, đầy đặn không?
Cách đơn giản để thực hiện thu gọn vú là thắt chặt lớp da vú để định hình, tạo đường nét cho bầu ngực mới. Tuy nhiên, làm như thế da sẽ bị kéo giãn theo thời gian, và bạn không thể giữ được dáng ngực đẹp về lâu dài. Khi đó bạn sẽ bị tình trạng được gọi là “lồi đáy vú”, với cực dưới vú quá đầy đặn, nhưng cực trên “trống rỗng”, “xẹp lép”.
Vì thế tôi nghĩ cách tốt nhất để khắc phục những trường hợp giống bạn là cần khâu định hình mô vú từ BÊN TRONG (sau khi đã cắt bỏ mô thừa). Mô vú và núm vú sẽ được dịch chuyển lên vị trí cao hơn và khâu lại với nhau từ bên trong. Bằng cách này, bạn sẽ không dựa hoàn toàn vào da để tạo dáng vú, qua đó có thể duy trì vẻ đầy đặn của núi đôi trong thời gian dài, đồng thời những vết sẹo để lại sẽ mảnh hơn vì không phải chịu nhiều lực căng.
Dựa vào hình ảnh tôi đoán bạn hoàn toàn có quyền hi vọng vẫn giữ được vẻ đầy đặn của vòng một cho dù đã giảm kích cỡ của nó. Trong quá trình thu gọn mô vú và nâng bầu ngực lên để mang lại dáng ngực mới săn chắc, trẻ trung hơn, bầu ngực mặc dù sẽ không còn to hoặc đầy như hiện tại nhưng chúng sẽ được chỉnh sửa sao cho cân đối với dáng người bạn để mang lại một kết quả tự nhiên nhất có thể.
Nhìn chung, kết quả sau mổ phần lớn phụ thuộc vào tình trạng ngực trước đó và kỹ thuật thực hiện của bác sĩ.
Nhưng tiếc là, theo thời gian, trọng lực sẽ làm mô vú chảy xuống, làm giãn da và lại tạo ra dáng ngực chảy xệ. Hiện tượng này được gọi là lồi đáy vú. Kết quả là vú không chỉ bị chảy xệ mà còn mất đi độ viên mãn ở cực trên. Hiện tượng này càng có nguy cơ xảy ra hơn ở những bệnh nhân có làn da mỏng. Ngoài ra, mức độ ngực chảy xệ trước mổ và lượng mô vú để lại sau mổ cũng là các yếu tố liên quan.
Với nỗ lực nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát chảy xệ và mất đi độ đầy đặn ở cực trên vú, các bác sĩ đã sử dụng nhiều thao tác khác nhau trong quá trình thực hiện. Trong đó, việc đặt cuống vú (gồm phần mô trung tâm bên dưới và tổ hợp quầng – núm vú bên trên bám vào nhau) lên vị trí cao hơn và áp dụng kỹ thuật đường khâu trong đã mang lại những lợi ích đáng ghi nhận. Bất kể những nỗ lực thay đổi về mặt kỹ thuật như vậy, nhưng khả năng mất độ đầy đặn ở cực trên vú vẫn có thể xảy ra.
Tất nhiên, bệnh nhân có nhiều khả năng có được dáng ngực đầy đặn ở cực trên vú nếu kỹ thuật được thực hiện chuẩn xác. Nhưng cho dù các bác sĩ có nỗ lực thế nào thì chúng ta cũng không thể phủ nhận tác động không ngừng của trọng lực.
Từ hình ảnh của bạn cho thấy, bộ ngực trông có vẻ quá đầy đặn so với dáng người. Đúng là việc lựa chọn kỹ thuật thu gọn ngực có thể tối ưu hóa được kết quả. Tôi cũng ủng hộ kỹ thuật cuống trên trong (để lại vạt nuôi gồm cuống mạch trên trong và phức hợp quầng – núm vú) vì sẽ lấy chính phần cuống này để định hình lại dáng vú, bằng cách chỉ cắt bỏ phần mô thừa phía ngoài và vẫn giữ lại phần mô phía trong khe ngực, cũng như giữ nguyên độ đầy đặn ở cực trên vú (vùng bên dưới xương đòn). Nhưng cũng phải thừa nhận là lượng mô vú cũng liên quan đến “tuổi thọ” của kết quả. Theo kinh nghiệm của tôi, mô vú dày đặc sẽ “giữ” kết quả lâu hơn.
Có một thực tế là, khi phụ nữ già đi, vùng mô vú dày đặc này sẽ dần được thay thế bằng mô mỡ, và đó chính là lúc một túi độn nhỏ có thể giúp đảo ngược lại nghịch lý này, giúp lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ của núi đôi.
Với kỹ thuật nâng ngực chảy xệ bằng đường mổ dọc đứng hình cây kẹo, bầu ngực của bạn sẽ nằm ở vị trí cao hơn, nhô ra nhiều hơn và săn chắc hơn bây giờ. Nhưng nếu ý bạn là nói về độ đầy đặn ở khe ngực, thì lại là một vấn đề khác. Sau khi mổ, bầu ngực của bạn sẽ ổn định dần, mặc dù sẽ có độ tròn và độ nhô đẹp, nhưng khe ngực trên vẫn rộng, khó có thể đầy, sâu như ý.
Vòng một lúc nào trông cũng đầy đặn và đẹp hơn khi được mặc áo ngực, nhưng khi không mặc gì khe ngực có thể sẽ rộng hơn (ngay cả bây giờ khi không mặc gì khe ngực của bạn cũng không quá đầy). Vì lý do này nên có thể một số bác sĩ sẽ gợi ý đặt túi độn, đặc biệt là kết hợp nâng ngực chảy xệ bằng đường mổ hình mỏ neo (điều mà theo tôi cũng không giúp định hình lại mô vú, mà còn để lại nhiều sẹo hơn, cũng như có nhiều nguy cơ tiềm ẩn hơn).
Tôi rất thích hình dáng vú sau khi được khi nâng ngực chảy xệ bằng đường mổ dọc đứng. Tôi không muốn tăng thêm thể tích cũng như trọng lượng ngực cho bệnh nhân bằng túi độn. Tôi cũng không muốn họ phải chịu thêm các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến túi độn (co cứng, dịch chuyển, mòn, xẹp …vv). Hình dáng và độ đầy đặn sẽ được duy trì lâu hơn khi bạn càng có nhiều mô vú (không có mô mỡ). Sau khi mổ, hãy hỗ trợ nâng đỡ hết mức có thể để ngực ở vị trí được “nâng lên”. Ngoài ra hãy giảm cân trước khi mổ (không phải sau khi mổ, vì sẽ làm bầu ngực đã được nâng trở nên lỏng lẻo hơn) .
Tôi khuyên bạn hãy chọn kỹ thuật nâng ngực chảy xệ bằng đường mổ dọc đứng nếu có thể và đừng thu nhỏ ngực quá mức. Bạn chắc chắn sẽ rất phù hợp với kỹ thuật này.
Nếu bạn muốn có hình dáng vú tự nhiên, cân đối với cơ thể thì điều quan trọng là phải thảo luận với bác sĩ về cả mục tiêu chức năng và mục tiêu thẩm mỹ trong khi tham vấn. Nếu bạn được bảo hiểm chi trả cho quy trình thu gọn ngực của mình thì bắt buộc phải có một lượng mô tối thiểu cần cắt bỏ, điều này cũng có thể làm thay đổi khả năng định hình để khuôn ngực có được hình dáng đẹp nhất. Hãy hỏi thật nhiều câu hỏi và trao đổi thật kỹ với bác sĩ về những vấn đề bạn quan tâm.