1

Tăng cường hệ miễn dịch để trị mụn trứng cá

Nhiều người cho rằng vi khuẩn mụn p. acnes là tác nhân gây mụn nhưng thực tế, hệ miễn dịch của cơ thể mới là nguyên nhân chính gây ra các phản ứng viêm và mụn trứng cá. Do đó, các phương pháp tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch sẽ đem lại hiệu quả lâu dài hơn trong việc điều trị mụn.
Tăng cường hệ miễn dịch để trị mụn trứng cá Tăng cường hệ miễn dịch để trị mụn trứng cá

Nội dung chính của bài viết

  • Các phản ứng viêm làm cho mụn mủ sưng đỏ không phải do vi khuẩn mụn p. acnes gây ra mà là do hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Bất cứ tác nhân nào kích hoạt hệ miễn dịch đều khiến mụn thêm nặng hơn, nhất là các chất tẩy rửa mạnh làm tổn thương da.
  • Lí do khiến việc tiêu diệt vi khuẩn có thể trị mụn là do khi hết vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ ngừng tấn công.

Nặn mụn hay chọc mụn là những cách tệ nhất để trị mụn

Vi khuẩn mụn p. acnes thực chất không phải là sinh vật có hại cho da và không phải cứ tồn tại trong da là gây mụn trứng cá. Khi tồn tại ở số lượng nhỏ, vi khuẩn mụn p. acnes thậm chí còn có lợi cho da do chúng chuyển hóa dầu trong lỗ chân lông thành axit propanoic, giúp cho dầu dễ dàng được rửa trôi hơn.

Khi vi khuẩn tiêu thụ dầu thừa làm thức ăn, chúng thải ra axit béo có tác dụng làm giảm viêm cho da. Mặc dù những axit béo này có lợi cho da nhưng lại là chất độc giết chết vi khuẩn, điều này giúp kiểm soát được lượng vi khuẩn trong lỗ chân lông không sinh sôi quá mức. Hỗn hợp mồ hôi và axit propanoic giúp đưa dầu thừa và những vi khuẩn thừa lên trên bề mặt da.

Vi khuẩn gây mụn chỉ thực sự gây ra vấn đề khi bị kẹt lại trong lỗ chân lông. Điều này thường xảy ra khi tế bào da chết tích tụ lại ở trên miệng lỗ chân lông, giữ lại vi khuẩn và dầu ở bên dưới. Khi vi khuẩn ăn hết dầu trong lỗ chân lông, chúng sẽ hoạt động chậm lại và tiết ra các chất làm cho tế bào da trở nên nhạy cảm hơn với các hợp chất gây viêm do hệ miễn dịch tạo ra. Những hợp chất này có thể phá vỡ bã nhờn bít trong lỗ chân lông và cũng có thể tiêu diệt cả những tế bào da khỏe mạnh.

Số lượng phản ứng viêm mà hệ miễn dịch tạo ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác không liên quan đến vi khuẩn. Cơ thể càng bị tác động nhiều thì hormone giảm stress ở tuyến thượng thận sẽ càng kích thích sản sinh nhiều histamine – chất gây ra các phản ứng dị ứng - và leukotrienes trong da. Và điều tương tự cũng xảy ra khi da bị tác động.

Vi khuẩn gây mụn hầu như không gây viêm cho da mà chỉ chuyển hướng sự tấn công của hệ miễn dịch lên các mô da. Tuy nhiên, khi vi khuẩn bị tiêu diệt, hệ miễn dịch sẽ ngừng tạo ra các phản ứng viêm để tấn công.

Nguyên nhân biến mụn nhẹ thành mụn nặng

Đa số các loại mụn đều có giới hạn vì ngay cả khi bạn không can thiệp, đến một lúc nào đó hệ cũng sẽ ngừng tấn công da.

Có một số loại vi khuẩn có thể tập cho hệ miễn dịch không phản ứng quá mức với vi khuẩn, chúng là những lợi khuẩn. Lợi khuẩn cũng có thể kích hoạt các phản ứng miễn dịch nhưng vì những vi khuẩn này thường bị đưa ra ngoài theo chất thải cơ thể nên hệ miễn dịch sẽ quen dần với việc tiêu diệt vi khuẩn mà không cần tạo ra quá nhiều phán ứng viêm. Sữa chua có chứa men sống hoặc các loại thuốc bổ sung lợi khuẩn đều có tác dụng làm giảm mức độ sự phản ứng của hệ miễn dịch lên da và cả lên não bộ.

Tuy nhiên, quá trình này có thể mất tác dụng nếu có sự can thiệp từ bên ngoài như nặn mụn hay chọc mụn. Việc nặn mụn sẽ đẩy vi khuẩn gây mụn xuống sâu dưới da và ở lớp da bên dưới, chúng lại tiếp tục tiết ra các chất làm cho tế bào da xung quanh dễ bị tấn công bởi hệ miễn dịch. Khi vi khuẩn bị đẩy xuống quá sâu và không còn đường thoát ra ngoài, tình trạng viêm trong da sẽ ngày càng nặng và hình thành nên mụn viêm, mụn bọc.

Việc trị mụn với các chất gây kích ứng cũng làm mụn nghiêm trọng hơn. Benzoyl peroxide thường chỉ gây ra các tác dụng phụ rất nhỏ nhưng các chất sát khuẩn mạnh hơn như chlorhexidine lại có thể tiêu diệt một số lượng lớn vi khuẩn gây mụn và cả các tế bào da, làm da phải tự chữa lành. Sự kích ứng sẽ kích thích quá trình sản sinh collagen đóng vai trò như một lớp băng bó cho da.

Collagen sẽ hình thành nên các mô sẹo nằm bên dưới hoặc bên trên bề mặt da. Vùng sẹo cũng có khả năng tự phục hồi giống như lớp da bình thường . Điều này có thể khiến cho vết sẹo ngày càng to ra, tuy nhiên nếu như thực hiện những phương pháp chữa trị kịp thời, sẹo sẽ mờ dần mờ đi và trả lại sự nhẵn mịn, khỏe mạnh cho da.

Cách làm dịu hệ miễn dịch

Cách tốt nhất để giữ cho hệ miễn dịch không tấn công da là chăm sóc da bằng những sản phẩm dịu nhẹ. Lượng chất gây kích ứng được bôi lên da càng nhỏ thì hệ miễn dịch càng ít tạo ra phản ứng viêm và càng có ít mô da bị phá hủy.

Điều thứ hai cũng quan trọng không kém để giữ cho hệ miễn dịch không tấn công da là tránh các tác động tiêu cực. Sự căng thẳng ở mức độ cơ thể và các tác động lên da đều khiến cho da dễ bị tổn thương bởi phản ứng viêm hơn. Bạn có thể giảm căng thằng cho cả cơ thể bằng cách tránh những thay đổi về cảm xúc, ngủ đủ giấc, giảm tối đa sự hấp thụ caffeine vào cơ thể.

Bạn có thể giảm tác động lên da bằng cách tránh các tác động quá nóng hoặc quá lạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột lên da và không bao giờ được dùng bất cứ sản phẩm nào khiến da bị châm chích vì đây không phải là dấu hiệu cho thấy da đang được làm sạch như nhiều người vẫn nghĩ mà là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang tiêu hủy các tế bào da bị tổn thương da hóa chất.

Bạn cũng có thể điều trị da bằng các chất làm dịu da, ví dụ như nước khoáng có chứa ma-giê hoặc selen và nhớ rửa mặt sạch sẽ ít nhất 1 lần/ngày như một bước trong quy trình trị mụn.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là một tình trạng bệnh lý ở da ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời của họ.

Tại sao mụn trứng cá xảy ra?
Tại sao mụn trứng cá xảy ra?

Mụn xuất hiện khi các tuyến tiết dầu (gọi là tuyến bã nhờn) trong các nang lông trở nên hoạt động quá mức. Những tuyến này tạo ra bã nhờn- là một chất dầu giúp ngăn chặn sự khô da.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì và thanh niên là nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mụn trứng cá. Có khoảng tám phần mười (80%) người từ 11 đến 30 tuổi có mụn trứng cá.

Mụn trứng cá ở người lớn
Mụn trứng cá ở người lớn

Mụn trứng cá không chỉ là vấn đề ở tuổi thiếu niên ( tuổi dậy thì). Nó có thể tiếp tục ảnh hưởng đến người trưởng thành - thậm chí bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên ở tuổi trưởng thành

Hướng dẫn điều trị sẹo mụn trứng cá và da hư tổn
Hướng dẫn điều trị sẹo mụn trứng cá và da hư tổn

Nếu bạn nhìn thấy dấu hiệu mụn trứng cá đang để lại một vết sẹo trên da bạn, bạn không phải cười gượng và chịu đựng nó. Có rất nhiều cách để khắc phục sẹo mụn của bạn và ngăn ngừa những vết sẹo mới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tôi đang uống Bactrim lần thứ hai. Liệu mụn trứng cá còn tái phát sau lần uống này nữa không?
  •  8 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2343 lượt xem

Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?

Cách nhận biết mụn trứng cá do nội tiết?
  •  7 năm trước
  •  5 trả lời
  •  3602 lượt xem

Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?

Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt 06:33
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt
♻️ Laser CO2 Fractional - Công nghệ SỐ 1 về điều trị mụn thịt? Chỉ 40 phút thực hiện ? Liệu trình: 1-2 lần? Điều trị tận gốc...
 4 năm trước
 2082 Lượt xem
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot 01:25
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1807 Lượt xem
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không 01:06
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không
❌ Đột nhập phòng trị mụn, phỏng vấn khách hàng trực tiếp☄ Ánh sáng Nano tác động vào vùng da mụn?Tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn?Ức chế...
 3 năm trước
 1483 Lượt xem
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ 08:26
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1252 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây