Mỡ vón cục ở mí dưới sau khi thực hiện cấy mỡ, liệu có cần phẫu thuật để loại bỏ?
Có vẻ bạn hiện đang gặp 2 vấn đề: u cục lổn nhổn từ mỡ cấy và tình trạng mí dưới sưng phồng từ filler. Bây giờ trước tiên bạn cần tiêm tan filler bằng hyaluronidase, sau đó đánh giá lại. Các khối u mỡ có thể được xử lý bằng một trong hai cách: tiêm để phá vỡ hoặc cắt bỏ trực tiếp. Về phương pháp tiêm, có hai lựa chọn là steroid (kenalog) hoặc 5-FU. Theo kinh nghiệm của tôi, kenalog thường hiệu quả hơn. Chỉ cần tiêm vài mũi thường đủ để làm nhỏ các nốt u cục, và đôi khi không cần can thiệp gì hơn. Nếu vẫn còn tồn tại dai dẳng thì có thể rạch để cắt bỏ trực tiếp qua đường rạch nhỏ nằm ở vùng rãnh nước mắt. Đường rạch này thường lành lại rất đẹp và bạn có thể kết hợp đồng thời loại bỏ da thừa ở mí dưới nếu cần. Cuối cùng bạn cần hiều rằng, khả năng cao sẽ cần khôi phục lại thể tích mô ở vùng này để cải thiện đường viền mí dưới, có thể thực hiện bằng cách tiêm filler hoặc cấy mỡ tự thân.
Hai vấn đề của bạn rất khó phân biệt rõ ràng ở thời điểm này vì bạn có cả mỡ cấy và filler ở vùng mí dưới. Với tôi việc ghép mỡ ở vùng này rất khó có thể đoán trước kết quả vì vùng da dưới mắt mỏng manh nên chắc chắn bạn có thể nhìn rõ các nốt u cục mỡ lổn nhổn nếu quy trình không được thực hiện đúng kỹ thuật. Ở thời điểm hiện tại có một số lựa chọn cho bạn: 1 – loại bỏ chất làm đầy bằng hyaluronidase (chất này giúp làm tan filler, nhưng cũng không thể đoán trước được filler có hoàn toàn tan hết hay không); 2 – sử dụng sóng cao tần để làm teo nhỏ một phần u cục mỡ; 3 – có thể tiêm steroid quanh mắt nhưng cần hết sức thận trọng vì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như mù (mặc dù RẤT HIẾM, nhưng có thể xảy ra); 4 – phẫu thuật để loại bỏ…, mặc dù có thể làm mọi thứ xấu hơn. Quan trọng là phải liên hệ lại với bác sĩ của mình để đánh giá kỹ vấn đề và lựa chọn phương pháp phù hợp.
Vấn đề bạn đang gặp phải cũng khá phổ biến, nhưng tình trạng của bạn phức tạp hơn ở chỗ có đến 2 yếu tố khác nhau có thể cùng gây ra tình trạng u cục lổn nhổn này, và việc khắc phục 2 yếu tố này đòi hỏi các biện pháp khác nhau. Với filler là Axit hyaluronic như Juvederm và Restylane có thể được loại bỏ bằng hyaluronidase. Sưng và mô sẹo có thể được cải thiện bằng cách tiêm steroid. Cấy mỡ ở vùng mí dưới thường khó có thể đoán trước được kết quả vì không biết trước được khả năng tồn tại của các tế bào mỡ mỏng manh. Nếu những tế bào mỡ cấy vào bị chết đi thì nguy cơ gây bất cân đối hoặc biến dạng đường viền, lổn nhổn, vón cục như của bạn là rất cao. Ngoài ra bạn có thể thử điều trị bằng sóng cao tần ThermiSmooth để làm teo nhỏ u mỡ vón cục, thậm chí matxa xoa bóp nhẹ nhàng cũng có thể giúp cải thiện một phần. Phẫu thuật sẽ là biện pháp cuối cùng vì phương pháp này có thể gây sẹo và các vấn đề khác.
Có, bạn hoàn toàn có thể cải thiện đường viền vùng cấy ghép mỡ bằng cách matxa, xoa bóp nhẹ nhàng, nhưng cải thiện đạt được sẽ chậm, và thậm chí chỉ đạt được rất ít hiệu quả. Có thể cần đợi đến khi chất làm đầy tiêu hết đi, hoặc nếu đó là loại filler Axit hyaluronic thì bạn có thể tiêm tan bằng hyaluronidase. Ngoài ra bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc tiêm corticosteroid như Kenelog để gây teo mỡ tại chỗ. Một số bác sĩ trong trường hợp này có thể gợi ý điều trị bằng công nghệ sóng siêu âm Ulthera nhưng theo tôi, Ulthera không có tác dụng trong việc làm teo, hay mịn mỡ vón cục vì nó không được thiết kế hoặc chỉ định dùng cho những trường hợp này. Cấy mỡ quanh ổ mắt là một quy trình rất phức tạp. Mỡ phải được tiêm vào ở mặt phẳng sâu hơn so với filler, nếu tiêm nông nó có thể bị vón cục. Ngoài ra việc thu lấy mỡ để cấy cũng vô cùng quan trọng, góp phần vào sự thành công của quy trình cấy mỡ mí mắt dưới.