So sánh mặt dán sứ và mặt dán composite
Cả hai loại mặt dán đều có thể che phủ răng hoàn toàn hoặc một phần và nếu được thực hiện đúng cách thì đều có thể cải thiện được nụ cười của bạn. Phương pháp dán sứ Veneer thường được sử dụng trong những trường hợp cần cải thiện tình trạng răng mọc không thẳng hàng, răng xỉn màu hay răng thưa.
Mặt dán composite
Hiện nay, loại mặt dán composite cũng có vẻ ngoài rất giống răng thật, giúp giữ lại cấu trúc răng tự nhiên và có độ bền cao.
Loại mặt dán này được gắn lên răng thành nhiều lớp và được tạo hình trực tiếp trên răng cho đến khi có được kết quả mà khách hàng ưng ý. Loại mặt dán này được sử dụng trong những trường hợp mà răng tự nhiên bị mẻ hay chuyển màu và răng bị mọc lệch mức độ nhẹ để giúp răng trông có vẻ thẳng hàng hơn.
Ưu điểm lớn nhất của loại mặt dán composite là mặt dán có thể được gỡ ra và tạo hình lại nếu cần thiết. Dưới bàn tay của một bác sĩ nha khoa thẩm mỹ có trình độ thì loại mặt dán này cũng có thể đem lại kết quả rất tự nhiên và không ai có thể phát hiện ra sự khác biệt. Đây là điều mà không phải bác sĩ nào cũng làm được và đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết khi thực hiện.
Mặt dán sứ
Để sử dụng loại mặt dán này, men răng cần được mài đi một lớp có độ dày tương đương độ dày của móng tay, sau đó một mặt dán sứ mỏng sẽ được tạo hình rồi mới gắn lên răng. Loại mặt dán này được sử dụng khi răng bị chuyển màu, biến dạng hoặc không đều ở mức độ rõ rệt hơn.
Ưu điểm của mặt dán sứ là không bị xỉn màu và mẻ khi so với mặt dán composite.
Lựa chọn giữa mặt dán composite và mặt dán sứ
Nói chung, cả hai loại mặt dán đều cho ra kết quả rất tự nhiên. Bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn xem nên dùng loại mặt dán sứ nào hoặc kết hợp cả hai. Bạn hãy nêu lên ý kiến của mình và cho bác sĩ biết về mục tiêu của bạn.
Phương pháp không cần mài răng là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất vì cấu trúc răng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, phương pháp này lại có một vấn đề đó là khó cải thiện được những răng bị mẻ lớn hay xỉn màu quá nghiêm trọng. Hai kĩ thuật còn lại là kĩ thuật mài truyền thống và mài mức độ thấp. Răng càng xỉn màu và càng khấp khểnh thì càng cần phải mài nhiều.
Trong khi đó, mặt dán sứ có độ bền cao hơn, thường là 12 – 25 năm và ít khi cần chỉnh sửa. Mặc dù vậy nhưng cả hai loại mặt dán này đều được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau và đều cho kết quả rất tuyệt vời. Dù dùng loại vật liệu nào thì quá trình dán sứ cũng cần được bắt đầu bằng một buổi phân tích kĩ càng để đánh giá tình trạng răng và yêu cầu của khách hàng.
Với phương pháp trực tiếp, mặt dán composite sẽ được hoàn thành và gắn lên răng chỉ trong một ngày. Kết quả hoàn thiện cuối cùng sẽ còn tùy thuộc vào trình độ và mắt thẩm mỹ của bác sĩ nhưng sẽ không bền lâu được như phương pháp gắn không trực tiếp, đối với cả loại mặt dán sứ và composite.
Tùy thuộc vào tình trạng ban đầu của răng mà bác sĩ sẽ cần tạo hình lại cho mặt dán khi sử dụng phương pháp trực tiếp trong khi đây là điều bắt buộc đối với phương pháp không trực tiếp. Vì cả hai loại mặt dán này đều được gắn cố định lên răng nên sẽ không thể gỡ ra được mà cần được cắt bỏ nếu muốn thay mới và bề mặt răng sẽ lại được xử lý bằng một số phương pháp khác.
Nhìn chung, loại mặt dán sứ sẽ cho kết quả đẹp hơn, thoải mái hơn và bền hơn so với mặt dán composite.
Trong khi đó, mặt dán sứ khó xỉn màu hơn vì có một lớp phủ bên ngoài, khỏe hơn, ít bị mẻ hơn và có thể che phủ được một vùng răng lớn hơn so với mặt dán composite. Do đó, mặt dán sứ sẽ bền hơn, đây cũng chính là lí do khiến loại mặt dán này có giá cao hơn mặt dán composite.
Bạn có thể tưởng tượng hai loại mặt dán này giống như hai chiếc đĩa với chất liệu khác nhau, mặt dán composite là đĩa nhựa còn mặt dán sứ là một chiếc đĩa bằng sứ. Nếu bạn để đồ ăn trên cả hai chiếc đĩa trong một thời gian dài thì chiếc đĩa nhựa chắc chắn sẽ bị chuyển màu còn chiếc đĩa sứ thì không. Nguyên nhân của điều này là do lớp tráng men của chiếc đĩa sứ có tác dụng ngăn không để màu của thức ăn tiếp xúc với phần bên dưới. Đây chính là một ưu điểm lớn của mặt dán sứ so với mặt dán composite.
Mặt dán sứ có thể khắc phục được những vấn đề phức tạp hơn, có giá khoảng $1000 - $1800 và khách hàng sẽ cần đến phòng khám hai hoặc ba lần để hoàn thiện. Một buổi tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các lựa chọn khác nhau.
Mặt dán Composite
- Được làm từ nhựa hoặc nhựa tổng hợp
- Dễ bị xỉn màu do có nhiều lỗ li ti bên trong (do đó, loại mặt dán này còn có thể hấp thụ nước)
- Cần được đánh bóng để trông tự nhiên
- Có thể gắn lên răng mà không cần mài răng quá nhiều như mặt dán sứ, do đó răng được giữ lại nhiều hơn
Mặt dán sứ:
- Có tính thẩm mỹ cao nhất trong số các vật liệu được dùng trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ
- Không bị xỉn màu vì không có lỗ bên trong và được tráng men bên ngoài
- Bền hơn mặt dán composite
- Đắt hơn và quy trình thực hiện phức tạp hơn
Mặt dán sứ bền lâu hơn và khỏe hơn, đặc biệt là khi được dùng để che phủ lên bề mặt nhai của răng, hơn nữa loại mặt dán này còn không bị xỉn màu. Tuy nhiên, mặt dán sứ sẽ có giá cao hơn mặt dán composite và bạn sẽ cần đến phòng khám hai lần, lần đầu là để chuẩn bị (mài) răng còn lần thứ hai là để lắp mặt dán sứ lên răng và hoàn thiện.
Nếu bạn muốn mặt dán trông tự nhiên và bền lâu thì bạn nên chọn mặt dán sứ. Đây là một loại vật liệu có ưu điểm vượt trội hơn hẳn và có những đặc tính giống như lớp men răng tự nhiên. Mặt dán sứ giúp răng trông tự nhiên hơn và có tuổi thọ dài hơn. Trong khi đó, mặt dán composite lại thường chỉ được dùng cho mục đích che phủ răng tạm thời và những trường hợp khẩn cấp.
Nhìn chung, hai loại mặt dán này có sự khác biệt về những điểm chính sau:
- Vẻ ngoài và cảm giác khi gắn mặt dán lên răng
- Vật liệu (nhựa và thủy tinh) (nhân tạo và tự nhiên)
- Độ bền
- Thời gian hoàn thành
- Giá cả
Vẻ ngoài
Như tôi đã nói ở trên, mặt dán sứ sẽ có vẻ ngoài tự nhiên hơn. Loại mặt dán này có thể duy trì màu sắc và độ bóng lâu hơn vì được làm bằng loại vật liệu ổn định hơn. Mặt dán composite được gắn, tạo hình trực tiếp lên răng và cần đến những bác sĩ có trình độ và kinh nghiệm để có được kết quả như mặt dán sứ. Loại mặt dán này sẽ bắt đầu bị đục và xỉn màu chỉ sau một thời gian ngắn.
Cảm giác
Mặt dán sứ có bề mặt láng mịn hơn giống như thủy tinh, mỏng hơn và không gây cộm. Trong khi mặt dán composite thường gây cộm và bề mặt thô ráp hơn.
Vật liệu
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại mặt dán này là về vật liệu được sử dụng. Mặt dán composite được làm từ nhựa tổ hợp, nên dễ bị chuyển màu và bào mòn. Mặc dán sứ được làm từ các loại khoáng hữu cơ có trong đất.
Sau một thời gian, mặt dán composite sẽ có những vết xước và bề mặt bị mờ đục. Trong khi mặt dán sứ vẫn sẽ trông như mới trong một thời gian dài.
Độ bền
Khi được gắn đúng cách, mặt dán sứ có độ bền lên đến hàng chục năm còn mặt dán composite thì thường cần thay mới sau vài năm.
Thời gian hoàn thành
Mặt dán composite được hoàn thành chỉ trong một buổi đến phòng khám còn mặt dán sứ thì thường phải mất hai buổi. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc độ bền của hai loại vật liệu này. Có thể lúc đầu bạn sẽ tiết kiệm được thời gian nhưng về lâu dài, bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để duy trì và thay mới mặt dán composite.
Chi phí
Mặt dán composite có giá chỉ bằng ½ hoặc thậm chí 1/3 so với mặt dán sứ. Nhưng đổi lại, mặt dán composite sẽ cần được thay mới thường xuyên hơn mặt dán sứ. Vì thế, nếu cân nhắc đến chi phí mà bạn phải bỏ ra trong cả cuộc đời thì mặt dán sứ lại là lựa chọn kinh tế hơn.
Mặt dán composite thường rẻ hơn so với mặt dán sứ mà bác sĩ có thể làm mặt dán composite ngay tại phòng khám mà không cần thuê một phóng thí nghiệm bên ngoài.
Điểm khác biệt nằm ở trình độ cần thiết và thời gian để hoàn thành quá trình dán sứ. Có một số bác sĩ có thể sử dụng mặt dán composite mà vẫn tạo được tính thẩm mỹ như mặt dán sứ, tuy nhiên họ thường sẽ lấy phí cao tương đương với khi dùng mặt dán sứ.
Sau đây là những đặc tính của loại mặt dán composite:
- Cần rất nhiều công sức để thực hiện mà kết quả vẫn không được hoàn hảo
- Mờ đục và dễ mẻ
- Chỉ có độ bền 5 – 10 năm
Mặt dán sứ
- Dễ chuẩn bị và dễ gắn lên răng
- Không bị mẻ và đục màu
- Có tuổi thọ 20 – 30
Mặt dán sứ trông đẹp hơn, bền lâu hơn, khỏe hơn nhưng sẽ cần khách hàng phải đến phòng khám 2 lần. Có một số trường hợp mà mặt dán composite sẽ không được khuyến khích do những điểm hạn chế và mặt dán sứ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn.
Mặt dán composite và mặt dán sứ là hai loại mặt dán khác nhau nhưng được sử dụng vì cùng một mục đích, cải thiện hình dạng, kích thước và màu sắc của răng. Tuy nhiên, đặc tính của hai loại vật liệu là điều tạo nên sự khác biệt giữa mặt dán sứ và mặt dán composite.
Có ba điểm khác biệt chính sau đây:
- Độ chắc khỏe của vật liệu: Mặt dán sứ chắc hơn nên có thể bền lâu hơn.
- Kết cấu của mặt dán composite có nhiều lỗ hơn nên sẽ dễ bị ngả màu theo thời gian.
- Giá cả. Mặt dán composite thường được làm ngay tại phòng khám nên sẽ có giá rẻ hơn so với mặt dán sứ.
Mặc dù vậy nhưng cả loại mặt dán này đều là những lựa chọn rất tốt. Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định loại mặt dán nào là phù hợp nhất,
Mặt dán sứ có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với mặt dán composite về nhiều mặt, tuy nhiên, nếu dùng mặt dán composite thì trong quá trình chuẩn bị, răng sẽ bị mài ít hơn.
Khi quyết định chọn ra một vật liệu khôi phục răng nào đó, bác sĩ nha khoa thẩm mỹ sẽ đánh giá mỗi một lựa chọn dựa trên khả năng mô phỏng những đặc tính về vật lý và thẩm mỹ của răng tự nhiên. Mặt dán sứ có ưu điểm hơn về đặc tính vật lý, đó là:
- Cứng hơn
- Bền hơn theo thời gian
Ưu điểm về tính thẩm mỹ cũng là điều khiến cho mặt dán sứ được sử dụng nhiều hơn. Những ưu điểm đó là:
- Giống như răngthật, thậm chí có thể không phân biệt được.
- Có độ trong
- Nhiều màu khác nhau
- Kết cấu cũng giống như răng thật
Ưu điểm của mặt dán composite:
- Được hoàn thành chỉ trong một lần khám
- Giá rẻ hơn
- Cần mài răng ít hơn
Tuy nhiên, mặt dán sứ sẽ bền lâu hơn, tự nhiên hơn và do đó xét về lâu dài thì việc đầu tư cho mặt dán sứ sẽ hợp lý hơn.
Mặt dán sứ, hiện nay cũng có thể được gắn lên răng mà không cần phải mài răng quá nhiều, thường được làm tại xưởng chế tác nên sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Ngoài ra, còn có một điểm khác biệt lớn giữa hai loại mặt dán, đó là mặt dán composite sẽ bị đổi màu sau một thời gian. Mặc dù điều này còn tùy thuộc vào thói quen của từng người nhưng thường thì loại mặt dán này chỉ có độ bền khoảng 3 – 5 năm và sau đó sẽ cần được thay mới. Trong khi đó, mặt dán sứ sẽ có bền màu hơn, có độ bóng cao hơn và có vẻ ngoài giống răng thật hơn.
Mặc dán sứ được làm tại các phòng chế tác nha khoa và nếu dùng loại mặt dán này thì khách hàng sẽ phải đến phòng khám hai lần đề hoàn thành quy trình dán sứ. Loại mặt dán mà tôi thường hay sử dụng nhất là mặt dán sứ Emax vì nó có độ chắc khỏe vượt trội, vừa khít với răng và tính thẩm mỹ rất cao.
Có một số quy tắc về dán sứ mà nhiều bác sĩ nha khoa thẩm mỹ đều nắm rõ. Nếu chỉ có một hoặc hai răng cần dán sứ, răng chỉ bị vỡ nhỏ hoặc vùng răng sâu không lớn và khách hàng còn trẻ thì mặt dán composite sẽ là lựa chọn được ưu tiên hơn.
Nếu như có nhiều răng cần dán sứ thì việc lựa chọn sẽ khó hơn một chút. Nếu muốn mặt dán chắc khỏe, tự nhiên, thì mặt dán sứ sẽ được dùng đến. Còn nếu như khách hàng không muốn răng bị mài quá nhiều và ưu tiên vấn đề giá cả thì bác sĩ sẽ dùng mặt dán composite. Tuy nhiên, đa số các bác sĩ đều đồng ý răng mặt dán sứ luôn đem lại kết quả hoàn hảo nhất.
Mặt dán sứ có độ bền cao hơn và không bị ngả màu. Hơn nữa, mặt dán sứ cũng đẹp hơn mặt composite. Tuy nhiên, mặt dán sứ cũng có nhược điểm đó là cần đến 2 lần hẹn và có giá cao hơn.
Mặt dán composite thường rẻ hơn, có thể được hoàn thiện chỉ trong một ngày và ít ảnh hưởng đến răng hơn. Tuy nhiên loại mặt dán sứ này lại chỉ khắc phục được những vấn đề gãy vỡ nhỏ. Hơn nữa, vật liệu composite có nhiều lỗ nhỏ nên sẽ dễ ngả màu hơn và có thể bị gãy do lực cắn. Mặt dán sứ có thể che phủ toàn bộ phần mặt trước của răng, được phủ một lớp trong suốt bên ngoài nên sẽ trông giống răng thật hơn. Ngoài ra, mặt dán sứ cũng chắc hơn và có thể khôi phục được một vùng rộng hơn. Nếu dùng mặt dán sứ thì quá trình dán sứthường sẽ phải mất hai buổi, một buổi để chuẩn bị và lấy dấu răng còn buổi thứ hai là để gắn cố định miếng dán sứ lên răng. Tuy nhiên bù lại thì mặt dán sứ sẽ chắc khỏe hơn mặt dán composite.
Mặt dán sứ và mặt dán composite đều là những vật liệu phục hình răng rất tốt nhưng vẫn có những điểm khác biệt chính dưới đây:
- Giá của mặt dán composite không đắt bằng mặt dán sứ Veneer.
- Mặt dán composite không có tính thẩm mỹ cao như mặt dán sứ.
- Mặt dán composite không bền lâu được như mặt dán sứ.
- Mặt dán sứ cần nhiều thời gian để hoàn thành hơn mặt dán composite.
Nếu bạn đang tìm một loại vật liệu tốt hơn về lâu dài thì tôi khuyên bạn nên chọn mặt dán sứ.
Hơn nữa cũng rất khó để đưa những đặc điểm của răng tự nhiên vào mặt dán composite bởi loại mặt dán này được thực hiện ngay tại phòng khám nha khoa. Trong khi đó, mặt dán sứ được làm ra ở phòng thí nghiệm chuyên nghiệp nên sẽ có màu sắc đa dạng và độ trong tốt hơn.
Hãy tìm những bác sĩ nha khoa thẩm mỹ uy tín. Nếu được thực hiện bởi một bác sĩ có trình độ cao thì mặt dán sẽ không bao giờ bị giả mà sẽ hài hòa với toàn bộ hàm răng và khuôn mặt.
Hãy xem kĩ mặt dán trước khi chúng được gắn cố định lên răng. Chất lượng của mặt dán sứ còn tùy thuộc vào trình độ của thợ sản xuất mà bác sĩ hợp tác cùng. Nếu khi xem ảnh chụp các khách hàng trước đây của bác sĩ mà bạn thấy kết quả dán sứ không tự nhiên thì hãy tìm các bác sĩ khác cho đến khi gặp được người mà bạn hài lòng.
Mặt dán composite cũng có thể rất tự nhiên. Tuy nhiên, loại mặt dán này được làm ra ngay ở phòng khám nha khoa dưới điều kiện kém lý tưởng hơn. Mặt dán composite được làm cứng bằng cách chiếu một loại đèn đặc biệt nhưng không hoàn toàn được polymer hóa nên sẽ bị ngả màu và để lộ ra những lỗ nhỏ li ti bên trong. Mặc dù vậy nhưng có rất nhiều khách hàng chọn loại mặt dán composite và mặt dán có độ bền lên đến 10 năm. Tuy nhiên, đa số họ đều không uống quá nhiều cà phê, trà hay rượu và rất cẩn thận trong việc chăm sóc răng hàng ngày. Dưới bàn tay của một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thì mặt dán composite cũng sẽ mang lại hiệu quả thẩm mỹ không thua kém gì mặt dán sứ.