Khi mụn đi kèm với tăng cân
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Do mối liên hệ giữa hormone và cân nặng, con gái khi dậy thì thường bị nổi mụn khi họ tăng cân.
- Việc tăng cân và mọc mụn thường diễn ra cùng lúc và nguyên nhân đằng sau là do nạp quá nhiều đường.
- Bạn không cần kiểm soát cân nặng quá nghiêm ngặt, nhưng bạn sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để có thể ngăn ngừa mụn.
Giới thiệu
Vào tháng 1 năm 2012, tờ tạp chí “The Archives of Dermatology” đã công bố một bài viết có tựa đề “A Population-Based Study of Acne and Body Mass Index in Adolescents” (tạm dịch: Nghiên cứu về sự tương quan giữa mụn và các chỉ số cơ thể ở thanh thiếu niên”) .Theo đó, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, Đan Mạch, Na-uy và Hoa Kì đã tiến hành thí nghiệm trên 3500 thanh thiếu niên trong độ tuổi 18-19 ở Oslo, Na-uy và tìm ra mối liên hệ giữa việc tăng cân và các vấn đề về mụn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cân nặng càng tăng, nguy cơ mọc mụn càng lớn. Vậy đâu là nguyên nhân cho sự tác động qua lại này?
Nguyên nhân không phải do các cô gái ăn vặt nhiều khi bị mụn, cũng không phải do khi lên cân, lượng mỡ thừa tiết ra ngoài da khiên da nhờn dính gây mụn. Nguyên nhân thực sự ở đây đó là, cả việc tăng cân hay lên mụn đều có do chức năng của buồng trứng, mà sự trao đổi chất trong buồng trứng lại có liên quan đến mức đề kháng insulin.
Nguyên nhân gây mụn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn nhưng đều có liên quan đến việc lỗ chân lông bị bít tắc, mà nguyên nhân gây bít lỗ chân lông là do sự gia tăng lượng tế bào da quanh miệng lỗ chân lông khiến lượng dầu thừa tích tụ lại bên trong lỗ chân lông.
Khi da sản sinh thêm tế bào, những bụi bẩn và dầu thừa này lại bị đẩy ngược vào trong. Lớp tế bào da ngoài cùng phân hủy trong keratin và lipid ceramide, hình thành nên một lớp bảo vệ da không bị ngấm nước, nhờ đó, các bụi bẩn, chất độc và vi khuẩn không xâm nhập được vào da. Khi các tế bào da chết đi, các vảy da sẽ bị bong và dễ dàng rụng ra hay được rửa trôi. Tuy nhiên, thay vì bong ra ngoài, các tế bào chết này lại thường rơi ngược trở lại trong lỗ chân lông. Những tế bào này tích tụ lại dưới đáy lỗ chân lông và được đẩy ra ngoài khi da tiết dầu.
Khi lượng testosterone tăng cao, da thường tiết nhiều dầu hơn. Lượng dầu này quá nhiều và có thể chảy ngược vào lỗ chân lông khiến miệng lỗ chân lông bị thu hẹp. Khi ấy, những tế bào chết và dầu vốn được trôi ra ngoài lại bị mắc lại trong lỗ chân lông.
Các tế bào da tiếp tục được sinh ra trong khi lỗ chân bị thu hẹp, giữ lại tế bào chết và dầu thừa, gây ra hậu quả đầu tiên là mụn đầu trắng (mụn lẩn mẩn). Nếu bên trong lỗ chân lông có đủ oxy, dầu thừa sẽ bị oxy hóa gây mụn đầu đen. Và khi các vi khuẩn mụn bị kẹt lại trong lỗ chân lông, chúng sẽ tích tụ dần gây mụn sưng hoặc thậm chí là mụn bọc, mụn mủ.
Testosterone là hormone ở nam giới, tại sao lại gây mụn ở nữ giới?
Testosterone không phải chỉ có ở nam giới mà cơ thể nữ giới cũng sản sinh testosterone. Lượng testosterone vừa phải sẽ làm sản sinh ham muốn ở phụ nữ. Khi lượng testosterone tăng cao, nó có thể gây ra các biểu hiện giống nam giới trên cơ thể nữ giới như mọc nhiều lông, tăng tiết dầu trên da và có nguy cơ gây mụn.
Cơ thể phụ nữ sản sinh ra hormone testosterone cùng nhiều loại hormone khác ở buồng trứng và đây là nơi xảy ra sự tương tác với insulin. Insulin đưa glucose vào các tế bào trong khắp cơ thể, bao gồm cả tế bào buồng trứng. Tuy nhiên, ở những bộ phận khác, tế bào có thể từ chối tiếp nhận glucose khi lượng glucose trong máu quá cao. Phản ứng này giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do được sinh ra khi cơ thể đốt cháy lượng đường thừa.
Tuy nhiên, buồng trứng lại không có chức năng này nên khi những bộ phận khác không tiếp nhận đường, buồng trứng lại thừa quá nhiều đường, sản sinh ra một lượng lớn hormone bao gồm testosterone. Đây chính là tác nhân gây mụn.
Và ăn quá nhiều cũng không phải nguyên nhân gây tăng cân, nguyên nhân là do lượng insulin giảm, làm tăng lượng mỡ trong cơ thể. Insulin không chỉ khiến cơ thể tích đường mà còn tích mỡ.
Khi insulin giảm, các tế bào chỉ có thể dừng tiếp nhận glucose chứ không thể dừng tiếp nhận chất béo. Cùng lúc đó, khi lượng đường huyết tăng, buồng trứng sẽ sản sinh thêm nhiều insulin. Lúc này, lượng insulin trong cơ thể vẫn giảm nhưng buồng trứng lại phải tiếp nhận lượng glucose cao hơn mức bình thường. Lượng mỡ insulin đưa vào các tế bào mỡ nhiều hơn gấp 300 lần lượng mỡ mà nó tự tích được.
Ăn quá nhiều sẽ khiến chúng ta béo lên, tuy nhiên lượng insulin giảm mới là lý do chính khiến chúng ta tích mỡ nhanh và nhiều hơn.
Việc tăng cân và mọc mụn diễn ra cùng lúc nhưng cái này lại không phải nguyên nhân gây ra cái kia. Nguyên nhân đằng sau là do nạp vào quá nhiều đường.
Để giảm được lượng đường trong cơ thể, tập thể dục thôi vẫn chưa đủ mà còn cần một chế độ ăn uống thích hợp. Chỉ cần giảm khoảng 2% trọng lượng cơ thể (tương đường 2kg) là có thể ngăn chặn tình trạng tăng testosterone và gây mụn ở nữ giới. Bạn không cần giảm quá nhiều cân hay kiểm soát cân nặng quá nghiêm ngặt, nhưng bạn sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để có thể ngăn ngừa mụn.
Xem thêm: cách trị mụn
Nhiều người cho rằng vi khuẩn mụn p. acnes là tác nhân gây mụn nhưng thực tế, hệ miễn dịch của cơ thể mới là nguyên nhân chính gây ra các phản ứng viêm và mụn trứng cá. Do đó, các phương pháp tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch sẽ đem lại hiệu quả lâu dài hơn trong việc điều trị mụn.