Hai bên túi độn quá gần nhau sau khi đặt túi gel silicone có độ nhô cao, size 380 cc
Ban đầu bạn chỉ nặng 50 kg, nhưng sau khi nâng ngực lại tăng cân quá nhiều - 12kg. Nếu túi độn của bạn 380 cc thì chúng chỉ nặng khoảng 0,7 kg, nhưng rõ ràng thành ngực của bạn QUÁ hẹp để vừa với chúng và bác sĩ đã cắt tỉa khoang chứa quá nhiều về phía trong đẫn đến hai bên túi độn chạm nhau, hay còn gọi là tình trạng ngực dính vào nhau uniboob hoặc Symastia.
Bạn nói rằng “Tôi muốn chúng (túi độn) to hơn”, điều này đã một phần giải thích tại sao bác sĩ thẩm mỹ lại đặt túi độn với size mà lẽ ra ông ấy không nên đặt.
Giải pháp cho bạn bây giờ là KHÔNG chọn túi độn to hơn mà phải chọn túi nhỏ hơn, vừa với kích cỡ tối đa của thành ngực và tiến hành chỉnh sửa khoang chứa túi độn bên trong. Đây là một quy trình chỉnh sửa không hề dễ dàng.
Theo tôi, túi độn đã được sử dụng có đường kính ngang quá rộng và khoang chứa được tạo ra quá nhiều về phía giữa ngực đến nỗi hai bên túi độn dồn hết về giữa ngực còn tổ hợp quầng –núm vú thì lệch sang hai bên, gây ra tình trạng Symmastia (hai vú dính nhau không có khe ngực).
Tình trạng này rất khó có thể chỉnh sửa. Lựa chọn dễ dàng nhất (thay vì thực hiện một ca chỉnh sửa toàn phần) là dùng mô sinh học hỗ trợ hoặc tạo một khoang chứa túi độn mới, mở rộng về phía bên ngoài, để đẩy túi độn dịch ra phía ngoài, và/hoặc sử dụng túi độn có đường kính nhỏ hơn hiện tại. Cố dùng túi độn lớn hơn chỉ càng làm cho bầu vú dính nhau nhiều hơn. Đây chính là lý do tại sao quan trọng là bệnh nhân phải sử dụng túi độn có kích cỡ phù hợp ngay từ quy trình đầu tiên, đặt nó vào vị trí chính xác và để cho nó ổn định ở đó.
Đọc thêm: Ngực dính liền, thông khe ngực
Mặc dù không rõ hai bầu vú của bạn bị dính vào nhau hay không, nhưng chắc chắn hai bên túi độn nằm ở vị trí bất thường, dịch chuyển quá nhiều về phía giữa ngực.
Tình trạng Symmastia (túi độn nằm bất thường về phía giữa ngực hoặc tình trạng thông khe ngực “uniboob”) xảy ra khi túi độn dịch chuyển quá nhiều về phía giữa ngực – hai túi độn có thể chạm nhau. Nếu trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã cắt rời lớp cơ ngực ngang bám vào xương ức thì túi độn có thể sẽ di chuyển về phía giữa ngực.
Ngoài ra, chứng Symmastia cũng có thể là do bác sĩ đã thao tác làm thay đổi quá mức cấu trúc giải phẫu của thành ngực để cố gắng thu hẹp tạo khe ngực đầy hơn cho bệnh nhân. Kết quả này sẽ càng tồi tệ hơn nếu sử dụng túi độn size lớn ở những bệnh nhân gầy và sẽ là một vấn đề với vị trí túi độn ở trên ở hoặc dưới cơ, mặc dù vị trí dưới cơ sẽ giúp mang lại đường viền chuyển tiếp mềm mại từ gò vú xuống khe ngực.
Để chỉnh sửa, bác sĩ sẽ khâu nhỏ bao xơ bao bọc quanh túi độn, ngoài ra cũng cần mở rộng khoang chứa về phía ngoài nách để túi độn dịch chuyển về đúng vị trí của nó.
Để khắc phục chứng symmastia, bác sĩ cần lên kế hoạch điều trị tỉ mỉ và "gia cố" cẩn thẩn nếp gấp giữa của hai bầu vú trong khi phẫu thuật.
Để chỉnh sửa lại, bác sĩ thường gỡ bỏ túi độn, gia cố các vùng liên quan bằng các mũi khâu bên trong. Sử dụng màu nhuộm và các mũi kim qua bề mặt da sẽ hỗ trợ đặt các mũi khâu vĩnh viễn vào đúng vị trí.
Thường thì sẽ cần "mở" khoang chứa túi độn về phía bên ngoài (nếp gấp ngoài của bầu vú, phía dưới nách) để túi độn dịch chuyển ra ngoài nằm về chính giữa gò vú. Sự dịch chuyển này cũng có thể làm giảm áp lực của túi độn dồn vào đường khâu ở phía trong (giữa) ngực. Nếu có thể, dùng túi độn nhỏ hơn cũng giúp ích trong trường hợp này.
Khi hai túi độn nằm quá gần nhau trên ngực sẽ được gọi là tình trạng "symmastia" hoặc "synmastia". Nếu túi độn nằm dưới cơ, thì việc khâu bám cơ ngực dọc theo xương ức sẽ giúp ngăn chặn tình trạng này, nhưng nếu túi nằm trên cơ, việc chỉnh sửa sẽ trở nên khó khăn hơn và túi độn càng lớn càng khiến tình trạng này thêm tồi tê, đặc biệt là khi bạn đã đặt túi có độ nhô cao.
Vì thế, nếu túi độn đang ở trên cơ, thì chuyển xuống dưới cơ là quyết định có lợi hơn cả. Nếu đã ở dưới cơ ngực, thì cần khâu cho cơ ngực bám lại vào xương ức, ngoài ra bệnh nhân cũng có thể đặt mô sinh học Strattice để hỗ trợ trong trường hợp này.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể sử dụng bộ túi độn khác, ví dụ loại túi có bề mặt nhám, kích cỡ nhỏ hơn, hoặc chiều rộng nhỏ hơn và đặt ở một khoang chứa mới. Đôi khi quá trình này đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện trong nhiều giai đoạn để mô vú lành lại, sau đó mới đặt túi độn vào. Nếu túi độn đã được đặt trên cơ, thì việc chuyển nó xuống dưới cơ sẽ có lợi hơn, và có thể sử dụng mô sinh học để hỗ trợ phủ lên túi độn nếu bệnh nhân có mô vú quá mỏng.
Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể cần áp dụng các kỹ thuật khâu nhỏ bao xơ và tạo khoang chứa túi độn mới (nằm dưới cơ và trên lớp bao xơ cũ). Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn thực hiện thêm các quy trình thẩm mỹ bổ sung, tùy theo ý muốn của từng người.
Các quy trình chỉnh sửa của bạn nhất định phải được thực hiện bởi một bác sĩ giàu kinh nghiệm về phẫu thuật thẩm mỹ, như thế bạn mới có nhiều cơ hội nhận được kết quả như mong muốn. Bạn nên xem kỹ các bức ảnh chụp trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân và tham khảo đánh giá của bệnh nhân về vị bác sĩ đó, để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Biến dạng symmastia đã làm mất đi sự phân tách tự nhiên giữa hai bầu ngực. Đây là một vấn đề rất khó sửa chữa và phụ thuộc rất nhiều vào việc túi độn đang được đặt ở dưới cơ hay trên cơ, nhưng bạn lại không nói rõ thông tin này. Vật liệu hỗ trợ, mô sinh học có thể rất hữu ích trong trường hợp này.
Vấn đề chính là, cố gắng đặt túi độn có kích cỡ lớn hơn (có nghĩa là chiều rộng túi độn rộng hơn) sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ thất bại trong việc chỉnh sửa tình trạng symmastia. Để tăng cơ hội thành công, thực sự bạn nên chọn túi độn size nhỏ hơn và có chiều rộng hẹp hơn.