1

Da đầu khô và rụng tóc có liên quan đến nhau không?

Trần
17:33, 31/12/2020
Da đầu khô là tình trạng thường gặp hiện nay. Bên cạnh đó rụng tóc hay thậm chí là rụng tóc từng mảng cũng là tình trạng đáng báo động. Vậy liệu rằng da đầu khô và rụng tóc có liên quan với nhau không? Hãy cùng tìm câu trả lời để giải đáp ngay thắc mắc này ngay nhé!

Nguyên nhân da đầu khô, đau da đầu gây rụng tóc là gì?

Những mảng trắng khô rơi rụng trên vai áo là điều làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. Đó là kết quả của việc da đầu khô, gây ngứa và buộc bạn phải gãi làm phiền hà cho bạn cũng như nhiều người cùng tình trạng. Vậy da đầu khô có phải là nguyên nhân dẫn đến việc rụng tóc hay không? Câu trả lời là chỉ tùy trường hợp sẽ dẫn đến hiện tượng tóc rụng.

Thông thường chúng ta thường bị rụng tóc do bẩm sinh, di truyền hoặc do các nguyên nhân khác. Ví dụ như chế độ ăn chưa lành mạnh, khoa học hay bạn đang gặp một số vấn đề về lưu thông máu. Đặc biệt, có một nguyên nhân khác nữa đó là rối loạn – còn gọi là viêm da đầu. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng da đầu khô, dẫn đến rụng tóc và đau da đầu. Thông thường khi cả hai vấn đề này xảy ra cùng lúc, chứng tỏ da đầu bạn đang bị tổn thương. Về lâu dài, không chỉ phần da đầu bên ngoài bị ảnh hưởng mà đôi khi cả hệ thần kinh bên trong chịu đau, khó chịu lâu sẽ chuyển qua mãn tính rất khó điều trị.

3 loại viêm da đầu nguy hiểm bạn cần biết

1 – Viêm da tiết bã là bệnh gì?

Viêm da tiết bã là một bệnh ở da làm cho da bị khô và bong ra, thậm chí có thể làm da đỏ và tróc vảy. Tình trạng da thế này có thể gây rụng tóc nhưng tình trạng này có thể bị trọng một thời gian ngắn nếu bạn điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn có thể thấy các triệu chứng khác nhau. Điển hình như từ trình trạng da đầu bị gàu dẫn đến phát ban ngứa bao phủ và có thể gây ra rụng tóc từng mảng.

Những điều bạn cần biết

Da có thể bị đỏ trong trường hợp nghiêm trọng.
Bệnh này không truyền nhiễm hoặc di truyền.
Bệnh có xu hướng tái phát sau một thời gian.
Người bị rối loạn hệ thống miễn dịch có khả năng bị bệnh này.
Bệnh viêm da tiết bã có thể được hạn chế bằng cách sử dụng dầu gội có đặc tính chống nấm.
2 – Viêm da đầu tiếp xúc

Bệnh này là hiện tượng da đầu bị kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Biểu hiện ban đầu thường là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều này dẫn đến phản xạ của cơ thể là gãi ngứa gây ra các vết trầy xước, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn và gây nên các vết thương trên da. Phổ biến nhất là các vết mẩn đỏ, ngứa, viêm nhiễm đồng thời khiến tóc trở nên khô xơ, yếu và dễ gãy rụng. Triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng người. Thông thường đây là bệnh cấp tính và có thể điều trị bằng thuốc bôi ngoài. Nếu được chăm sóc tốt, da đầu có thể hồi phục trong vòng 1-4 tuần.

Những điều cần biết về viêm da đầu khô tiếp xúc:

Viêm da đầu tiếp xúc thường xuất hiện khi da đầu tiếp xúc với các hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc xịt tóc…
Biểu hiện thường gặp gồm nổi mẩn đỏ, khô da, bong tróc vảy thành lớp bụ li ti. Điều này gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu và thường dễ bị nhầm với gàu.
Đa phần bệnh này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải chăm sóc đúng cách nếu không bệnh có thể biến chứng bội nhiễm dẫn đến một số bệnh như: viêm da thần kinh, nhiễm trùng hoặc để lại sẹo khiến tóc không mọc được.
Với những người bị bệnh viêm da tiếp xúc, bạn có thể điều trị bằng thuốc bôi ngoài trước, sau đó mới đến kháng sinh. Thông thường, ở giai đoạn đầu bạn có thể sử dụng bột yến mạch hoặc bôi kem calemine dưỡng ẩm để giảm triệu chứng viêm nhiễm. Nếu nặng hơn, bạn có thể sử dụng nhóm thuốc corticosteroid bôi ngoài để điều trị hoặc gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và kê đơn.

3 – Viêm chân tóc

Viêm chân tóc hay còn gọi là viêm nang lông da đầu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở khu vực nang lông chân tóc. Biểu hiện ban đầu thường là những nốt sần nhỏ màu đỏ. Sau khi bệnh trở nên nặng hơn, viêm mủ sẽ xuất hiện làm người bệnh bị ngứa ngáy khó chịu. Đây là một bệnh rất dễ lây lan rộng ra các khu vực khác nếu không được điều trị kịp thời.

Những điều cần biết

Khi bệnh mới xuất hiện, da đầu sẽ nổi sần và viêm đỏ, vùng chân tóc hơi đau.
Lúc bệnh trở nặng hơn, những nốt sần sẽ trở thành mụn mủ, khi vỡ tiết ra dịch trắng và có mùi hôi. Khi mụn mủ khô lại sẽ đóng thành vảy dày, thường tập trung ở sau gáy và hai bên thái dương.
Nếu phát hiện sớm, bạn có thể chủ động điều trị mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây lở loét da đầu, làm rụng tóc từng mảng dẫn đến hói đầu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông da đầu như: môi trường, gội đầu không đúng cách, gãi đầu thường xuyên…

Những sai lầm nghiêm trọng trong chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân gây rụng tóc.

Cơ thể bạn cần được thanh lọc để trở nên khỏe mạnh, đầy sức sống, giúp bạn thể hiện bản thân tốt nhất mỗi ngày. Mái tóc & da đầu của bạn cũng thế, cũng cần được thanh sạch để mái tóc luôn đầy sức sống và ngăn những vấn đề về gàu không quay trở lại.

Nguồn tham khảo: http://bit.ly/37K4Ifn

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây