Có thể giảm cholesterol máu bằng phẫu thuật hút mỡ không?
Hút mỡ không có tác động nào lên mức cholesterol của cơ thể. Nhưng nó có thể cho bạn hình dáng cơ thể đẹp hơn, săn chắc hơn, từ đó giúp bạn dễ giảm cân bằng ăn kiêng và luyện tập sau khi hút mỡ.
Khó có khả năng hút mỡ sẽ làm giảm mức cholesterol của bạn. Hút mỡ, cho dù là hút nhiều vùng, cũng chỉ giảm được một ít cân; mặc dù nó là thủ thuật tạo đường nét cơ thể và giảm thể tích mỡ cứng đầu không giảm được bằng tập luyện. Theo tôi thấy thì nếu bạn là đối tượng phù hợp, bạn có thể làm hút mỡ và nó sẽ là cú hích giúp bạn bắt đầu quá trình ăn uống và rèn luyện lành mạnh, từ đó chắc chắn giảm được mức cholesterol.
Việc loại bỏ mỡ bằng phẫu thuật không có ảnh hưởng lên thể chất tương tự như việc giảm cân. Những bệnh nhân có nhiều mỡ nội tạng thường không phản hồi tích cực với hút mỡ. Giảm cân có lẽ là lựa chọn tốt hơn.
Mặc dù hút mỡ nhìn chung không được chỉ định làm biện pháp điều trị béo phì, nhưng đa số bệnh nhân muốn làm hút mỡ đều bị béo phì ở một mức độ nào đó. Qua việc gặp gỡ hàng nghìn người có mong muốn làm hút mỡ, tôi đã có nhiều cơ hội trò chuyện về cuộc chiến cân nặng của họ. Tôi có thể nhận ra vài khuôn mẫu điển hình. Phổ biến nhất có lẽ là khi người ta không ăn uống đủ đều đặn. Nhịn ăn để giảm cân là sai lầm. Trong thực tế, chúng ta thường có xu hướng ăn nhồi nhét sau bị đói.
Ngoài ra còn một hiểu lầm phổ biến khác về mối quan hệ giữa cân nặng và tập luyện, đa số bệnh nhân không giảm được cân khi tập luyện mà không thay đổi chế độ ăn uống. Cân nặng 90% phụ thuộc vào chế độ ăn. Tập luyện là để khỏe. Hãy nghĩ về ăn uống và tập luyện như hai thái cực tách biệt với hai mục đích khác nhau. Dẫu nói vậy, tôi vẫn khuyến khích mọi người tập luyện mỗi ngày. Đa số tập xong sẽ thấy đói và thường ăn quá mức sau tập, đôi khi họ còn thấy ăn uống quá mức sau khi tập luyện mạnh là hợp lý. Thực ra số calo giảm được trong một buổi tập thường ít hơn nhiều so với mọi người nghĩ.
Bất kỳ chương trình giảm cân nào mà thành công đều phải dựa trên những thay đổi lâu bền. Những kế hoạch ăn kiêng tạm thời cuối cùng rồi cũng thất bại nếu không tạo ra được thay đổi lâu dài về mặt hành vi. Hãy hiểu vai trò của insulin với bệnh béo phì và nguyên nhân khiến insulin gia tăng. Nếu bạn đọc cuốn sách của cố bác sĩ Atkin, bạn sẽ biết được sự ám ảnh của ông đối với việc kiểm soát insulin có mục đích cao hơn là chỉ loại bỏ carb (carbonhydrate).
Hãy học về chỉ số đường huyết (glycemic index) và tải lượng đường huyết. Tránh những bữa ăn có tải lượng đường huyết cao. Cái này cũng hơi giống với việc tránh ăn những bữa nhiều carb, mặc dù vậy bạn cần phải hiểu rõ những loại thực phẩm nào được xếp vào diện carb xấu. Bạn sẽ học được điều này sau khi nắm rõ khái niệm về chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết. Đây là các quy tắc để kiểm soát cân nặng của tôi: Không bao giờ để mình đói. Không bao giờ ăn quá nhiều trong một bữa. Tuyệt đối không bao giờ ăn quá nhiều khi bạn đói. Tránh ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều carb. Đừng mong tập luyện sẽ giúp bạn giảm cân và đừng đổ lỗi việc thiếu tập luyện khi bạn không duy trì được cân nặng.
Hãy bước lên bàn cân mỗi sáng sau khi bạn tắm xong. Chấp nhận sự giao động của cân nặng. Không ai trong chúng ta mãi mãi chỉ dừng ở một mức cân nặng hoặc tiếp tục giảm mãi. Đừng tự trách bản thân nếu bạn tăng vài kí lô. Cái quan trọng là mục tiêu, là nỗ lực trong cả phần đời còn lại.
Mong là câu trả lời này giúp được gì đó cho bạn.
Sưng tấy sau khi hút mỡ - bao lâu sẽ giảm?
Tôi đã loại bỏ phình mỡ đùi ngoài vào 6 tuần trước và một phần giờ trông có vẻ nổi cộm lên, sần sùi cứ như là có cái gì đó chuyển động ở dưới đó. Tôi cũng đã hút mỡ phía trên mông, hiện tôi vẫn còn tê và vẫn có một chỗ sưng u lên. Tình trạng này khi nào sẽ biến mất? Bao lâu thì hết sưng nề?
- 20 trả lời
- 27160 lượt xem
So sánh hút mỡ bằng laser với tạo hình bụng mini để giảm béo body
Tôi đang tìm cách để làm cho thân mình gầy đi. Tôi rất thích hút mỡ Smartlipo nhưng một bác sĩ phẫu thuật nói với tôi rằng nó có thể gây hại cho phần bụng trên/dưới và phần sườn hông, cằm, nên đã gợi ý thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng. Ông ấy có cung cấp quy trình Smartlipo nhưng lại không tin da tôi có thể “siết chặt” lại nhờ quá trình này, nhưng các bài viết ở đây lại đều nói là có thể. Ai đó có thể giải thích giúp tôi?
- 9 trả lời
- 1652 lượt xem
Tôi có phải là ứng viên phù hợp với hút mỡ VASER không? Nam giới 21 tuổi đã giảm 33 kg
Tôi đã giảm 33 kg khi còn học phổ thông nhưng có một ít da thừa lỏng lẻo và tôi thực sự không muốn phẫu thuật tạo hình thành bụng cho dù chi phí của nó ở mức nào. Ngay cả chỉ khắc phục được 70 -80% tình trạng hiện tại của mình tôi cũng rất mừng. Từ những bức ảnh bác sĩ thấy tôi hợp với quy trình nào Vaser hay các kỹ thuật hút mỡ tạo hình khác.
- 5 trả lời
- 1323 lượt xem
Hút mỡ VASER có giúp giảm lượng triglyceride trong máu không?
Liệu hút mỡ VASER có giúp giảm lượng triglyceride trong máu không?
- 4 trả lời
- 1117 lượt xem
Cách tốt nhất để giảm mỡ cánh tay: hút mỡ VASER, đông hủy mỡ coolsculpting hay phương pháp nào khác?
Tôi khỏe mạnh và gầy, chỉ số BMI của tôi là 22. Tuy nhiên tôi không thể giảm mỡ ở hai bên bắp tay sau một liệu trình sử dụng Steroids vì các lý do y tế. Cho dù tôi đã tập luyện bao nhiêu và ăn chế độ lành mạnh như nào thì cũng không thể thay đổi được vùng này. Tôi không muốn giảm cân ở các vùng khác, mà chỉ muốn ở hai bên cánh tay. Tôi có được biết rằng hút mỡ sẽ có nguy cơ làm da lỏng lẻo. Tôi cũng đã đọc nhiều báo cáo về quy trình đông hủy mỡ Coolsculpting, xin hãy cho tôi lời khuyên về quy trình tốt nhất.
- 4 trả lời
- 1796 lượt xem