Có thể cắt mí mà không cần gây mê, gây tê không?
Quy trình tạo hình mí mắt trên có thể được thực hiện một cách an toàn chỉ với phương pháp gây tê tại chỗ ở hầu hết các trường hợp. Đây cũng là phương pháp được sử dụng rất phổ biến.
Cũng giống như các phương pháp điều trị nha khoa, thuốc gây tê tại chỗ được tiêm bằng đầu kim rất nhỏ ngay trước khi phẫu thuật. Ngoài cảm giác hơi nhói ban đầu khi tiêm ra thì bệnh nhân thường sẽ không còn thấy đau trong suốt ca phẫu thuật nữa và vẫn có thể nói chuyện bình thường với bác sĩ. Phương pháp này có một số ưu điểm như không có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của thuốc gây mê, bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn nhiều sau phẫu thuật và có thể ngồi dậy bất cứ lúc nào để đánh giá.
Nếu như thấy lo lắng thì có thể dùng thêm thuốc an thần dạng uống khoảng một tiếng trước khi ca mổ bắt đầu. Bên cạnh đó cũng có một vài trường hợp cần phải sử dụng đến phương pháp gây mê tĩnh mạch hoặc thậm chí gây mê toàn thân nhưng thường thì gây tê tại chỗ là đủ.
Quy trình phẫu thuật tạo hình mí mắt (cắt mí) phải được thực hiện với ít nhất một phương pháp gây mê/gây tê nhưng không nhất thiết phải gây mê toàn thân. Trên thực tế, hầu hết các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đều có thể thực hiện phương pháp này mà không cần gây mê toàn thân.
Có 3 lựa chọn gây tê/gây mê cho phương pháp cắt mí, đó là: gây tê tại chỗ, gây tê tại chỗ kết hợp với gây mê tĩnh mạch (tiền mê) và gây mê toàn thân. Với gây tê tại chỗ thì bạn sẽ cảm thấy hơi đau khi bác sĩ tiêm thuốc và có thể vẫn còn đau cả trong khi phẫu thuật, lúc này bác sĩ sẽ phải tiêm thêm để giảm đau. Với phương pháp gây tê tại chỗ kết hợp với gây mê tĩnh mạch thì bệnh nhân sẽ mất nhận thức hoàn toàn. Phương pháp gây mê tĩnh mạch giúp cho quy trình phẫu thuật trở nên thoải mái hơn rất nhiều mà không cần đặt ống vào cổ họng.
Khi phẫu thuật dưới phương pháp gây mê toàn thân (đặt ống thở), bệnh nhân sẽ hoàn toàn không cảm nhận thấy đau đớn trong suốt ca phẫu thuật và sau đó cũng không nhớ gì về toàn bộ quá trình nữa. Đây là lựa chọn thoải mái nhất nhưng phải mất một thời gian bệnh nhân mới tỉnh lại sau khi phẫu thuật xong. Cho đến nay, những rủi ro và lợi ích của cả ba lựa chọn này vẫn còn đang gây tranh cãi và tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật.
Tuy nhiên, tôi không khuyến khích điều này. Những bệnh nhân phẫu thuật tạo hình mí mắt trong khi tỉnh táo thường bị căng thẳng, lo lắng và điều này sẽ làm tăng huyết áp. Sự tăng huyết áp này sẽ gây chảy máu và làm cho việc tiến hành phẫu thuật trở nên khó khăn hơn.
Cá nhân tôi thấy rằng, đối với phương pháp cắt mí thì bệnh nhân cần phải được gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân. Cứ tưởng tượng mắt bạn vẫn mở và nhìn thấy dao mổ sát lại gần thì có lẽ bạn sẽ không muốn gây tê tại chỗ nữa đâu.
Các ca cắt mí có thể được thực hiện với một trong ba phương pháp gây mê/gây tê nói trên. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất cho các ca cắt mí trên là gây tê tại chỗ, chỉ có một số ít trường hợp cần phải gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân. Trong khi đó, cắt mí dưới thường phức tạp hơn một chút vì phải can thiệp nhiều hơn nhưng vẫn có thể chọn gây mê tĩnh mạch, gây mê toàn thân hoặc thậm chí gây tê tại chỗ nếu muốn. Thực ra, không có câu trả lời cụ thể nào cho mọi trường hợp cả nên bạn vẫn cần hỏi ý kiến của bác sĩ phẫu thuật và nói rõ yêu cầu về phương pháp gây mê/gây tê mà mình mong muốn.
1. Mí mắt nào được phẫu thuật: Thông thường, với các ca cắt mí trên thì có thể chỉ cần gây tê tại chỗ cùng với uống thuốc an thần. Nhưng nếu cắt mí dưới và cần loại bỏ mỡ thì phải cần đến một phương pháp gây mê.
2. Loại bỏ da hay mỡ: Nếu chỉ cắt bỏ bớt da thừa ở mí mắt trên và dưới hay tái tạo bề mặt da bằng laser thì không cần phải gây mê.
3. Trình độ của bác sĩ phẫu thuật và nhu cầu của bệnh nhân.
Tuy nhiên, nói chung thì chỉ cần tiêm thuốc gây tê kết hợp với một loại thuốc an thần dạng uống như Valium là đủ để tiến hành cắt mí.
Gây mê tĩnh mạch: Đây là phương pháp thường được kết hợp để hỗ trợ cho thuốc gây tê tại chỗ. Trong khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ không còn nhận thức và được theo dõi bằng thiết bị chuyên dụng.
Gây mê toàn thân: điều này cần thực hiện bởi bác sĩ gây mê có chuyên môn để đảm bảo an toàn. Sau khi gây mê, bệnh nhân sẽ chìm vào giấc ngủ sâu và khi tỉnh dậy thì ca phẫu thuật đã kết thúc.
Đối với phương pháp cắt mí trên thì da thừa thường bị loại bỏ, mỡ được cắt bớt hoặc phân bố lại. Trong những trường hợp có hốc mắt trũng thì có thể tiến hành ghép mỡ để phục hồi sự đầy đặn. Ngoài ra còn phải đánh giá toàn diện, nếu có những vấn đề khác như chân mày bị xệ, hai bên mắt và chân mày không đối xứng, mí mắt chảy xệ, lỏng lẻo thì phải được cân nhắc để lập kế hoạch phẫu thuật hoàn chỉnh.
Đối với cắt mí dưới thì quy trình thường phức tạp hơn nhiều. Trong quá trình cắt bỏ túi mỡ ở dưới mắt thì có thể bổ sung thêm các phương pháp như tái tạo bề mặt da hoặc căng da má. Tất cả đều phải được lên kế hoạch cẩn thận trước khi phẫu thuật để quyết định phương pháp gây tê/gây mê phù hợp.
Phẫu thuật mí dưới thường phức tạp hơn và phải gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân kết hợp với gây tê tại chỗ.
Cách trị bọng mắt mà không cần phẫu thuật?
Có cách nào để trị bọng dưới mắt mà không cần phẫu thuật không?
- 8 trả lời
- 3212 lượt xem
Có cách nào loại bỏ mỡ dưới mắt mà không cần phẫu thuật không?
Tôi có bọng mắt và mỡ thừa ở mí mắt trên và dưới. Có cách nào để loại bỏ mỡ mà không cần phẫu thuật không?
- 7 trả lời
- 2764 lượt xem
Phương pháp tạo hình mí mắt dưới có thể điều trị bọng mắt do di truyền không?
Tôi bắt đầu có bọng mắt vào năm ngoái. Không phải chỉ bị sưng vào buổi sáng mà lúc nào cũng như vậy. Tôi chườm lạnh cho vùng mắt vào mỗi buổi sáng trong 30 phút và thử dùng nhiều loại kem mắt nhưng không có hiệu quả. Mẹ tôi cũng bị tình trạng này. Phương pháp phẫu thuật mí mắt có phải giải pháp phù hợp với tôi không? Nếu có thì tôi chỉ cần phẫu thuật không thôi hay phải làm săn chắc da nữa?
- 6 trả lời
- 2135 lượt xem
Công nghệ Thermage có thể trị bọng mắt không?
Tôi 27 tuổi và bị sưng phồng dưới mắt từ rất lâu. Tôi bị dị ứng vào mùa xuân và tôi nghĩ đây có thể là nguyên nhân gây bọng mắt. Tuy nhiên, mấy năm gần đây cả 4 mùa mắt tôi luôn trong tình trạng như vậy (càng nặng hơn khi bị dị ứng). Khi đi khám thì bác sĩ nói rằng nguyên nhân gây bọng mắt của tôi không phải do mỡ mà là do tích nước và đề xuất điều trị bằng công nghệ Thermage. Công nghệ này có hiệu quả trị bọng mắt không? Có phương pháp điều trị nào khác có hiệu quả cao và kéo dài không?
- 8 trả lời
- 2505 lượt xem
31 tuổi mà đã phẫu thuật bọng mắt thì có quá sớm không?
Tôi đã có bọng mắt và đã thử mọi cách nhưng không thấy có tác dụng. Theo tôi biết thì cần phải phẫu thuật để loại bỏ vấn đề này. Tôi nhận thấy dưới mắt sưng phồng nặng hơn vào các buổi sáng, đặc biệt là khi tôi uống rượu bia vào đêm hôm trước. Tôi thậm chí còn phải đeo kính để che bớt bọng mắt đi. Tôi mới 31 tuổi thì đã cần phẫu thuật chưa?
- 8 trả lời
- 1617 lượt xem
Đôi mắt to tròn là điểm thu hút đặc biệt giúp tạo dấu ấn cũng như thiện cảm với mọi người xung quanh.
Mắt trợn là vấn đề thường gặp sau cắt mí, biến chứng này có thể tự hết hoặc cần phẫu thuật chỉnh sửa
Ngày nay, mặc dù với sự ra đời của rất nhiều kỹ thuật tạo mắt hai mí tiên tiến, nhưng không phải cô gái nào cũng tự tin thực hiện các phương pháp này.
Đôi mắt to tròn thực sự có một sức hút rất mãnh liệt với chị em phụ nữ. Bởi thế mà ngày nay không chỉ dừng lại ở bấm mí, cắt mí chị em còn rủ nhau đi phẫu thuật mở góc mắt.
Sở hữu cặp mắt lồi chắc hẳn sẽ làm giảm đi phần nào nét thẩm mỹ trên khuôn mặt bạn cũng như khiến bạn mất tự tin hơn trước đám đông.