1

Có nên dùng Spironolactone để trị mụn trứng cá?

Việc sử dụng Spironolactone trong điều trị mụn đã không còn là điều mới tuy nhiên gần đây, Spironolactone mới được sử dụng trở lại và trở nên phổ biến.
Có nên dùng Spironolactone để trị mụn trứng cá? Có nên dùng Spironolactone để trị mụn trứng cá?

Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)

Nội dung chính của bài viết

  • Với công dụng kháng androgen, Spironolactone dần được sử dụng nhiều để trị và kiểm soát mụn.
  • Spiro hoạt động bằng cách giảm lượng testosterone gây mụn. Nó có tác dụng thần kì cho phụ nữ bị mụn do hormone.
  • Spironolactone có một số tác dụng phụ, vì thế bạn nên cân nhắc trước khi quyết định dùng spironolactone.

Nếu bạn có vấn đề về da, bạn nên biết rằng làn da mỗi người đều không giống nhau, vì thế có rất nhiều loại mụn khác nhau. Mọi nguyên nhân từ chế độ ăn, hormone hay cấu trúc gen đều có thể là nguyên nhân gây mụn. Đó cũng là lí do có vô vàn loại thuốc và phương pháp có thể hỗ trợ bạn trên con đường trị mụn. Đôi khi, các phương pháp cũ lại được tin dùng. Việc sử dụng Spironolactone trong điều trị mụn đã không còn là điều mới tuy nhiên gần đây, Spironolactone mới được sử dụng trở lại và trở nên phổ biến.

Xem thêm: cách trị mụn

Spironolactone là gì?

Spironolactone, hay còn gọi là “spiro” là một loại thuốc lợi tiểu. Loại thuốc này có tác dụng ngăn cơ thể hấp thu quá nhiều muối và đảm bảo mức Kali trong cơ thể không xuống quá thấp.

Nói một cách đơn giản, Spironolactone là loại thuốc giúp cơ thể luôn có đủ nước. Đây còn là loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị huyết áp cao và trụy tim. Spironolactone được nhiều tổ chức y tế trên thế giới đưa vào danh sách thuốc quan trọng và được sử dụng rỗng rãi từ 1959. Tuy nhiên, hiện nay, Spironolactone mới được biết đến với công dụng trị mụn.

Ngày nay, đối tượng chủ yếu tìm đến những phương pháp trị mụn là phụ nữ trưởng thành. Các phương pháp trị mụn không dùng hormone thường không có hiệu quả đối với người lớn, đặc biệt là phụ nữ. Ngay cả các phương pháp loại mạnh như isotretinoin dạng uống cũng không còn được tin dùng trong các trường hợp mụn ở người trưởng thành, bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng dần trở nên kém hiệu quả.

Với công dụng kháng androgen, Spironolactone dần được sử dụng nhiều để trị và kiểm soát mụn, đặc biệt là các loại mụn do hormone gây ra. Đặc biệt, Spironolactone không gây nguy cơ kháng thuốc.

Làm sao để biết Spironolactone có phù hợp không?

Nếu bạn là phụ nữ và đang gặp vấn đề mụn do hormone, Spiro có thể là giải pháp cho bạn. Đúng vậy, Spiro chỉ được kê dành riêng cho phụ nữ. Spiro là một chất ức chế androgen, một loại hormone tạo ra các biểu hiện đặc trưng ở đàn ông, như tiết nhiều dầu, mọc lông trên cơ thể. Vì Spiro có khả năng kháng androgen, nó có thể ngăn chặn những biểu hiện này. Trên thực tế, Spiro thường được áp dụng trong các phương pháp trị liệu hormone dành cho người cần kiểm soát testosterone.

Ở phụ nữ, lượng androgen thường tăng cao vào một thời điểm nhất định trong tháng. Khi hiện tượng này xảy ra, tuyến dầu sẽ đi vào trạng thái hoạt động tích cực quá mức, sản sinh ra rất nhiều dầu, dẫn đến nổi mụn, đặc biệt là ở vùng quai hàm và cằm. Loại mụn này có thể gây đau và rất khó chữa trị. Trong trường hợp này, tác dụng kháng androgen của Spiro có thể phát huy tác dụng.

Spiro hoạt động bằng cách giảm lượng testosterone gây mụn. Spiro là loại thuốc có tác dụng thần kì dành cho phụ nữ gặp vấn đề về mụn do hormone, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Spiro cũng mang lại điều kì diệu cho tất cả mọi người.

Dùng lượng vừa phải

Liều dùng của Spiro có thể từ 25mg đến 200mg một ngày khi dùng trong điều trị mụn ở phụ nữ. Bác sĩ cũng có thể kê Spiro kèm theo các loại thuốc khác. Trong nhiều trường hợp, 50mg Spiro một ngày là đủ để nó phát huy công dụng. 50mg đến 100mg Spiro mỗi ngày có thể giảm sự tiết dầu xuống còn một nửa và làm sạch làn da.

Các nghiên cứu cho thấy rằng Spiro còn có tác dụng làm mụn giảm xuống một nửa hoặc khỏi hoàn toàn trong vòng 3 tháng. Mặc dù trong những nghiên cứu này, lượng Spiro được thử nghiệm thường là 100 – 200mg tuy nhiên chỉ cần 50mg Spiro là đủ để đem đến hiệu quả trị mụn.

Trong một nghiên cứu kéo dài 10 tháng, 85 phụ nữ được cho dùng 50 – 100mg Spiro mỗi ngày. 1/3 trong số đó khỏi mụn hoàn toàn trong khi 2/3 còn lại khỏi được một phần mụn. Phần lớn tình nguyện viên đều không gặp phải tác dụng phụ.

Spironolactone có thể không dành cho bạn

Như đã nói ở trên, Spiro là một chất ức chế hormone và có thể gây ra nhiều tác dụng tiêu cực lên những người bị dị ứng với thuốc. Một điểm trừ nữa là hiệu quả của Spiro có thể đến rất chậm. Khi dùng Spiro thường phải mất 3 tháng để có thể thấy được những biến chuyển đầu tiên.

Spiro cũng không phải loại thuốc phù hợp với bạn nếu bạn là người nghiện chuối và nước dừa. Spiro làm tăng lượng Kali trong cơ thể, vì thế bạn không nên bổ sung thêm quá nhiều Kali từ các loại thực phẩm hàng ngày, như chuối và dừa. Ngoài ra, bạn cũng nên làm xét nghiệm thường xuyên đểkiểm tra lượng Kali trong cơ thể.

Lưu ý: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu mọi sản phẩm Spironolactone đều phải dán nhãn ghi “it shouldn’t be used if not completely necessary” ( Không nên sử dụng nếu không quá cần thiết) để đề phòng nguy cơ ung thư. Lời cảnh báo này bắt nguồn từ một nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này đã sử dụng lượng spironolactone cao hơn gấp 500 lần bình thường. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào thực sự chứng minh được mối liên hệ giữa spironolactone và bệnh ung thư.

Spironolactone còn có một số tác dụng phụ khác như làm vú trở nên nhạy cảm, tăng kích cỡ. Tác dụng phụ thường gặp nhất là đi tiểu thường xuyên và trường hợp hiếm gặp hơn là chóng mặt, giảm huyết áp. Vì thế bạn nên cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định dùng spironolactone.

Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Sử dụng virus để điều trị mụn trứng cá
Sử dụng virus để điều trị mụn trứng cá

Sử dụng virus để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn là một hướng đi thú vị trong điều trị mụn trứng cá.

Sử dụng phân tử hạt nano trong điều trị mụn trứng cá
Sử dụng phân tử hạt nano trong điều trị mụn trứng cá

Phân tử hạt nano là một khái niệm mới trong điều trị mụn và đang dần trở thành công cụ thu hút người mua của các hãng mỹ phẩm.

Sử dụng Axit Salicylic trong điều trị trứng cá : Lợi và hại
Sử dụng Axit Salicylic trong điều trị trứng cá : Lợi và hại

Axit salicylic là một chất giảm đau rất hiệu quả. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã từng cho rằng axit salicylic là một loại vitamin mà họ gọi là vitamin S.

Dùng nước chanh để giảm và chữa trị mụn trứng cá
Dùng nước chanh để giảm và chữa trị mụn trứng cá

Hàng triệu người có mụn trứng cá trên khắp thế giới có thể chứng minh các tính chất chữa bệnh của nước chanh, được sử dụng trực tiếp lên da và uống như đồ uống không chứa đường. Tuy nhiên, nước chanh không bị pha loãng có thể gây kích ứng da nhạy cảm.

Cách sử dụng dầu jojoba để trị mụn trứng cá
Cách sử dụng dầu jojoba để trị mụn trứng cá

Do dầu được chiết xuất từ hạt jojoba có kết cấu giống như dầu trên da người và vì dầu có khả năng hòa tan dầu nên jojoba có tác dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ dầu thừa trên da, tuy nhiên lại khiến cho tình trạng bã nhờn bít lỗ chân lông thêm nặng hơn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tôi đang uống Bactrim lần thứ hai. Liệu mụn trứng cá còn tái phát sau lần uống này nữa không?
  •  8 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2370 lượt xem

Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?

Cách nhận biết mụn trứng cá do nội tiết?
  •  7 năm trước
  •  5 trả lời
  •  3629 lượt xem

Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?

Uống Isotretinoin trong bao lâu thì bắt đầu có tác dụng?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  35907 lượt xem

Tôi vừa bắt đầu uống Isotretinoin và muốn biết là uống mấy tuần thì bắt đầu có hiệu quả, vì tôi đọc nhiều thông tin nói thời gian đầu thậm chí mụn còn nặng hơn. Và tôi có phải kiêng gì không trong thời gian uống Iso?

Mụn có tái phát trở lại sau khi dừng uống Isotretinoin không?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  16577 lượt xem

Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?

Dừng uống Isotretinoin bao lâu thì có thể làm các thủ thuật thẩm mỹ khác trên mặt?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  19336 lượt xem

Tôi nghe các bác sĩ nói cần uống Isotretinoin 5 - 6 tháng mới đủ liệu trình, vậy sau khi dừng uống bao lâu thì tôi có thể làm các kỹ thuật thẩm mỹ khác trên mặt như laser hoặc trị sẹo lõm. Và cần phải uống đủ liệu trình 5-6 tháng mới đạt hiệu quả trị mụn hay sao?

Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt 06:33
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt
♻️ Laser CO2 Fractional - Công nghệ SỐ 1 về điều trị mụn thịt? Chỉ 40 phút thực hiện ? Liệu trình: 1-2 lần? Điều trị tận gốc...
 4 năm trước
 2136 Lượt xem
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot 01:25
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1854 Lượt xem
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không 01:06
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không
❌ Đột nhập phòng trị mụn, phỏng vấn khách hàng trực tiếp☄ Ánh sáng Nano tác động vào vùng da mụn?Tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn?Ức chế...
 3 năm trước
 1518 Lượt xem
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ 08:26
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1286 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây