Có giải pháp mới nào cho túi độn bị gợn sóng không?
Về cơ bản có hai cách tiếp cận để giảm tình trạng gợn sóng ở túi ngực.
Thứ nhất bạn có thể tăng lượng mô phủ trên mặt túi độn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng túi độn size nhỏ hơn, như thế sẽ giảm kéo căng gây mỏng mô vú; bạn có thể đổi sang đặt túi độn dưới cơ để tăng thêm độ bao phủ của cơ lên nó; hoặc có thể sử dụng mô sinh học như Alloderm để hỗ trợ nâng đỡ bầu vú và túi độn; hoặc tăng thêm độ dày dặn cho lớp mô phủ bên trên bằng cách cấy mỡ tự thân.
Thứ hai, bạn có thể chuyển sang dùng loại túi ngực ít có nguy cơ gây gợn sóng hơn. Trong trường hợp của bạn vì hiện tại đang đặt túi gel silione nên hãy chuyển sang loại túi silicone định hình có độ kết dính cao, hay còn gọi là túi gummy bear. Chúng có giá thành đắt hơn và cứng hơn một chút so với loại bạn đang dùng bây giờ nhưng chắc chắn sẽ khó gợn sóng hơn.
Giải pháp tốt nhất là chuyển khoang chứa túi độn từ trên cơ (dưới tuyến vú) xuống vị trí dưới cơ ngực. Tôi thường xuyên thực hiện các quy trình chỉnh sửa ngực hỏng và thấy rằng việc chuyển túi độn xuống dưới cơ kết hợp sử dụng mô sinh học (tôi thích dùng Strattice) sẽ cải thiện đáng kể tình trạng gợn sóng.
Đọc thêm: Biến chứng nếp gợn sóng sau nâng ngực bằng túi độn
Trong hầu hết các trường hợp tình trạng gợn sóng có thể được cải thiện bằng cách chọn loại túi độn có hình dáng ổn định hơn như loại túi Allergan 410. Đôi khi tôi cũng sử dụng vật liệu hỗ trợ Strattice vừa để hỗ trợ làm căng vết nhăn gợn sóng vừa để giấu những nếp này về phía xương ức. Ngoài ra cũng có trường hợp tôi cấy mỡ tự thân để khắc phục.
Tôi khuyên bạn nên gặp một bác sĩ phẫu thuật có trình độ được chứng nhận để thảo luận về các giải pháp cho trường hợp này.
Chỉ có hai yếu tố quyết định đến mức độ bạn nhìn thấy hoặc cảm thấy túi độn trong vú của mình là:
- Chính bản thân túi độn;
- Số lượng và chất lượng mô che phủ lên túi độn.
Nếu bạn đã thực hiện 3 quy trình phẫu thuật ngực và vị trí túi độn vẫn là ở dưới tuyến vú (trên cơ) thì chẳng có gì ngạc nhiên khi vẫn thấy các nếp gợn sóng. Bạn cần thay đổi đặt túi độn xuống vị trí dưới cơ hoặc ít nhất là đặt một phần dưới cơ một phần trên cơ.
Nếu túi độn/bầu vú ở vị trí quá thấp trên thành ngực sẽ cần thực treo sa trễ để treo cao nó lên.
Hiện tại túi gel silicone rất đa dạng về chủng loại cũng như kích cỡ, hình dáng. Bạn nói bạn đang dùng túi gel silicon nhưng lại không nói rõ độ nhô của nó. Sử dụng túi gel phom dáng ổn định, độ kết dính cao hoặc có độ nhô cao sẽ giảm được tỉ lệ gợn sóng nhưng đổi lại bạn sẽ phải chấp nhận một số rủi ro. Tốt nhất hãy gặp một chuyên gia về nâng ngực để đánh giá và thảo luận trước khi gỡ túi độn ngực ra.
Có lẽ bạn cần xem xét đặt túi ngực có size nhỏ hơn và cũng nên tính đến việc đặt dưới cơ hoặc có thể bạn sẽ cần sử dụng các sản phẩm như Alloderm hoặc Strattice để hỗ trợ nâng đỡ phần dưới của vú. Tốt nhất là hãy lên lịch thăm khám với bác sĩ để được kiểm tra và chụp các bức ảnh chuẩn để đánh giá tình trạng của mình.
Nếu hiện bạn không có nhiều mô vú thì nên chuyển túi độn xuống vị trí dưới cơ. Cuối cùng, bạn có thể xem xét sử dụng mô sinh học để hỗ trợ nâng đỡ bầu vú và túi độn, nhưng dù thế nào cũng cần được bác sĩ kiểm tra để chẩn đoán chính xác hơn.
Chuyển vị trí túi độn từ trên cơ xuống dưới cơ chắc hẳn sẽ mang lại cải thiện đáng kể cho tình trạng gợn sóng hiện tại. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân cần thực hiện thêm một số quy trình bổ sung khác như khâu nhỏ khoang chứa túi độn lại, hoặc một số bệnh nhân cũng cần sử dụng vật liệu hỗ trợ như mô sinh học để giúp nâng đỡ khuôn ngực. Quan trọng là phải tìm kiếm và thăm khám các bác sĩ phẫu thuật có trình độ được chứng nhận, người có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng hiện tại để đạt được kết quả như mong muốn.