Có cần cắt bỏ bao xơ khi tháo bỏ túi độn không?
Thông thường, với các loại túi gel silicone thế hệ mới hoặc túi nước muối thì chúng tôi khuyên bệnh nhân không nên cắt bỏ bao xơ trừ khi bao xơ quá dày hoặc bị vôi hóa. Chúng tôi thường chỉ cắt bỏ bao xơ khi bệnh nhân có túi gel silicone loại cũ, vì những túi độn này thường bị rò rỉ qua vỏ.
Hơn nữa, việc cắt bỏ bao xơ sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, tê và một số vấn đề không mong muốn khác sau khi phẫu thuật nên chúng tôi chỉ thực hiện điều này khi thực sự cần thiết.
Việc cắt bỏ bao xơ trong quá trình tháo túi độn không phải lúc nào cũng cần thiết bởi bệnh nhân sẽ được đặt ống dẫn lưu để tháo bỏ lượng dịch còn lại bên trong. Khi không còn túi độn, đa phần bao xơ sẽ dần teo nhỏ lại dù chúng sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn.
Việc cắt bỏ bao xơ khi tháo túi độn sẽ làm tăng thêm thời gian, chi phí và mức độ đau đớn một cách đáng kể mà lợi ích của việc này lại không quá lớn.
Vậy khi nào thì nên cắt bao xơ trong quá trình tháo bỏ túi độn?
- Khi túi độn được di chuyển từ vị trí trên cơ xuống dưới cơ ngực. Nếu bao xơ ở trên cơ vẫn còn được giữ lại, nó sẽ cản trở sự mở rộng của túi độn và khiến túi độn bị cứng.
- Khi túi gel silicone bị vỡ. Lúc này, gel silicone sẽ rò rỉ qua vỏ túi độn và đi vào các mô vú xung quanh. Ít nhất một phần của bao xơ cần được cắt bỏ để tháo bỏ lượng gel rò rỉ ra ngoài.
Đọc thêm: Tháo bỏ và thay thế túi độn
Nói chung, trừ khi bao xơ dày lên hoặc đi kèm với các triệu chứng khác, còn nếu không thì không nhất thiết phải cắt bỏ bao xơ. Ngược lại, phẫu thuật cắt bỏ bao xơ có thể khiến bạn có nguy cơ gặp rủi ro cao hơn, chẳng hạn như chảy máu và ảnh hưởng đến kích thước vú.
Mặc dù không cần cắt bỏ hoàn toàn nhưng tôi thường cắt bỏ một phần nhỏ của bao xơ khi tháo bỏ túi độn để cơ thể có thể tái hấp thu dịch và ngăn ngừa hiện tượng đọng dịch huyết thanh. Ngoài ra, ống dẫn lưu cũng được sử dụng để ngăn vấn đề này.
Nếu chỉ bị co thắt bao xơ ở mức độ nhẹ thì có thể để nguyên bao xơ như vậy. Tóm lại, tùy thuộc vào những gì tình trạng thực tế của bao xơ và các vấn đề như túi độn bị vỡ, đau,… mà bác sĩ sẽ quyết định có cắt bỏ bao xơ hay không.
Mặc dù nhiều bác sĩ phẫu thuật lựa chọn để lại toàn bộ hoặc một phần bao xơ trong cơ thể sau khi tháo bỏ túi độn, nhưng điều này có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng sớm và cả các biến chứng sau này, ví dụ như nhiễm trùng, đọng dịch và gây cản trở cho việc phát hiện ung thư.
Nếu bạn không có kế hoạch đặt lại túi độn sau này thì tôi khuyên bạn nên cắt bỏ bao xơ khi tháo túi độn. Sau khi phẫu thuật, ống dẫn lưu sẽ được sử dụng trong 4 - 7 ngày để bao xơ không hình thành trở lại.
Phần lớn các trường hợp tháo bỏ túi độn đều không cần thiết phải cắt bỏ bao xơ. Khi bao xơ này được để lại, chúng sẽ tự teo lại và khoang chứa túi độn sẽ dần biến mất. Ngoài ra, việc cắt bỏ bao xơ có thể gây ra các biến chứng như chảy máu. Vì lý do này, việc cắt bỏ bao xơ thường không được thực hiện nếu không cần thiết.
Khi bệnh nhân bị vỡ túi gel silicone, bao xơ sẽ bị vôi hóa hoặc dày lên, làm biến dạng vú. Trong trường hợp này thì bao xơ cần được cắt bỏ, nếu không ngực sẽ bị cứng và biến dạng.
Nếu bạn đặt túi độn được hai năm và không gặp vấn đề gì thì chỉ cần lấy túi độn ra một cách đơn giản và không cần phải cắt bao xơ.
Trường hợp thứ hai là khi bệnh nhân có túi gel silicone và túi bị vỡ. Trong trường hợp này, bao xơ cũng cần được cắt bỏ để bác sĩ có thể loại bỏ hết lượng gel silicone, ngăn chúng tiếp xúc với mô vú.
Hiện nay, chúng tôi hiếm khi cắt bỏ hoàn toàn bao xơ khi tháo túi độn điều này cũng không có lợi gì cho bệnh nhân và thậm chí còn có nguy cơ gây chảy máu nhiều hơn và thậm chí có thể gây hại cho cho thành ngực bên dưới.
Trong đa số các trường hợp, chúng tôi chỉ cắt bỏ phần trên của bao xơ xung quanh túi độn và để lại phần đáy của bao xơ nếu nó dính chặt vào xương sườn. Sau đó, chúng tôi sẽ dùng ống dẫn lưu để đưa dịch sau mổ ra ngoài, hỗ trợ sự gắn kết của mô vú và cơ bên trên vào thành ngực.
Vì vậy, trong những trường hợp này, tôi thường để lại bao xơ. Tuy nhiên, nếu bao xơ dày và bị vôi hóa thì cắt bỏ bao xơ là điều cần thiết bởi vì sự vôi hóa có thể ảnh hưởng đến việc tháo bỏ túi độn và gây cản trở cho việc phân tích kết quả chụp nhũ ảnh trong tương lai.