Cách trị sẹo lồi tốt nhất
Sẹo lồi có thể phải điều trị nhiều lần bằng cách kết hợp hoặc điều trị riêng lẻ các phương pháp dưới đây:
- Tiêm steroid (tiêm corticoid) – phương pháp này thường đòi hỏi phải thực hiện nhiều lần. Nếu vết sẹo lồi to thì có thể sẽ để lại da thừa sau khi điều trị thành công. Điều trị bằng steroid có thể gây teo mô và đối với loại da sẫm màu có thể gây giảm sắc tố da (da bị trắng hơn vùng xung quanh).
- Cắt bỏ sẹo - Những vết thương bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng sẽ có nguy cơ hình thành sẹo lồi cao hơn, do đó việc cắt bỏ sẹo rồi kết hợp khâu lại một cách tỉ mỉ có thể xử lý hiệu quả ngay cả khi sẹo lồi tái phát.
- Xạ trị - Đối với những sẹo lồi cứng đầu và biến dạng, trị liệu bằng bức xạ có thể là cơ chế hiệu quả để giảm tỉ lệ tái phát kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ.
Hi vọng thông tin này hữu ích với bạn.
Giai đoạn điều trị đầu tiên là nhằm giảm thiểu viêm, do đó sẽ tiến hành tiêm steroid từng đợt. Lựa chọn tiếp theo là cắt bỏ (tỷ lệ tái phát 50%) hoặc điều trị bằng bức xạ. Sau khi cắt bỏ sẹo, vùng da này có thể được xạ trị và/hoặc tiêm lại bằng steroid.
Một số bác sĩ phẫu thuật ủng hộ bôi mitomycin hoặc 5 flurouracil trong lúc cắt bỏ. Mặc dù đã kết hợp thực hiện những phương pháp điều trị này nhưng sẹo lồi vẫn có thể tái phát.
Sẹo lồi là một trong những tình trạng khó điều trị thành công nhất. Chưa có phương pháp nào cho thấy đạt 100% hiệu quả. Hiện có rất nhiều cách, nhưng lưu ý rằng cho dù với biện pháp điều trị tối ưu thì tình trạng tái phát vẫn có thể xảy ra vài năm sau đó.
- Tiêm corticoid: Với các vết sẹo lồi nhỏ hơn thì phương pháp này hoàn toàn có thể xử lý hiệu quả. Nhưng với các vết lớn hơn, steroid sẽ được sử dụng để làm mềm mô sẹo, giảm số lượng cần cắt bỏ, chuẩn bị vùng để cắt bỏ và hy vọng có thể ngăn ngừa tái phát sau khi cắt bỏ.
- Cắt bỏ: đối với những vết sẹo lồi lớn hơn sẽ buộc phải cắt đi. Ngoài cắt bỏ cần kết hợp với một biện pháp điều trị khác để giảm nguy cơ tái phát. Nếu không có phương pháp điều trị khác, tỷ lệ tái phát gần như là 100%.
- Xạ trị: Phương pháp điều trị sẹo lồi tích cực nhất là phẫu thuật cắt bỏ, sau đó trị liệu bằng tia bức xạ bước sóng ngắn. Cách này nên được áp dụng riêng cho các trường hợp nặng, tái phát hoặc không đáp ứng với các cách điều trị khác. Tuy nhiên, liệu pháp bức xạ về lâu dài lại sẽ tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
- Miếng dán trị sẹo Silicon: Sau khi cắt bỏ, sử dụng miếng dán silicon và bông tai tạo áp lực (pressure earring) đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao hơn trong việc giảm tỉ lệ tái phát so với chỉ thực hiện cắt bỏ.
- Thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc tiêm: Có một số loại thuốc đã được thử để làm giảm tình trạng tái phát bao gồm steroid như đã nói đến ở trên. Một số loại thuốc hóa chất và thuốc bôi được gọi là Imiquimod. Imiquimod đã cho kết quả đầy hứa hẹn trong điều trị sẹo lồi sau khi cắt bỏ. Trong một số nghiên cứu, hầu như tỉ lệ tái phát trong vòng một năm đều là 0%. Lưu ý, tất cả những cách sử dụng này của thuốc đều là ngoài hướng dẫn.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để thảo luận về các phương pháp điều trị. Tiêm Steroid thường hiệu quả đối với những vết sẹo nhỏ hoặc để ngăn ngừa sẹo lồi sau phẫu thuật. Biện pháp này cần được lặp lại mỗi tháng trong 3-4 tháng.
Phẫu thuật cũng thường được thực hiện trên dái tai để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ vết sẹo. Tỷ lệ tái phát có thể cao, do đó, quan trọng là phải tiêm thuốc hàng tháng sau khi phẫu thuật.
Ngoài ra cũng có nhiều phương pháp điều trị hiếm gặp hơn hoặc đang được thử nghiệm như liệu pháp bức xạ hay bôi kem imiquimod, đôi khi được sử dụng để xử lý những vết sẹo lồi nặng hoặc khó điều trị.
Loại thuốc steroid thường được sử dụng để tiêm vào vết thương là Kenalog. Mặc dù tôi thường thực hiện tiêm kenalog trong thời gian điều trị vết thương hoặc sau khi cắt bỏ sẹo lồi, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, tiêm kenalog đơn độc sẽ phù hợp để điều trị sẹo phì đại hơn là sẹo lồi. Nếu chỉ phẫu thuật cắt bỏ tỷ lệ sẹo tái phát được ghi nhận lên tới từ 50 đến 80%. Tuy nhiên nếu sau khi cắt bỏ bệnh nhân kết hợp xạ trị thì kết quả đã được chứng minh có thể giảm tỉ lệ tái phát xuống chỉ còn 20%. Các bệnh nhân thường được đề nghị tiến hành xạ trị trong 24 giờ sau khi cắt.
Ngoài ra, vì người ta tin rằng áp lực làm tăng phân hủy collagen và giảm trao đổi chất của mô, nên tôi thường khuyên bệnh nhân sử dụng bông tai áp lực sau khi cắt bỏ sẹo lồi trên dái tai để giảm nguy cơ tái phát. Hi vọng những thông tin này giúp ích cho bạn.
Tình trạng sẹo phụ thuộc vào một vài yếu tố khác nhau:
- Di truyền
- Loại chấn thương: Sẹo do phẫu thuật hay do chấn thương
- Kiểu điều trị chỉnh sửa: được cắt bỏ rồi khâu lại, hay để tự lành
Điều trị sẹo lồi thường khiến bệnh nhân rất bực bội vì có nhiều nguy cơ tái phát. Vì thế, yếu tố quyết định chính là công đoạn chẩn đoán. Tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân tại phòng khám của mình, những người đã được thông báo rằng họ có sẹo lồi trong khi thực tế chỉ là các vết sẹo phì đại lành tính hơn. Nhận biết được sự khác biệt giữa sẹo phì đại và sẹo lồi là điều hết sức cần thiết trong quá trình điều trị. Bác sĩ của bạn nên biết được sự khác nhau giữa hai loại sẹo này đó là: sẹo phì đại sẽ không phát triển vượt ra khỏi ranh giới vết thương ban đầu như sẹo lồi. Do đó, quá trình điều trị nên kết hợp các biện pháp điều trị bảo tồn, phẫu thuật hoặc tiêm corticosteroid. Kế hoạch điều trị dứt khoát nên được đưa ra bởi một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, người có khả năng chẩn đoán và thực hiện cả 3 loại quy trình này.
Ban đầu lựa chọn điều trị sẽ phải dựa trên cách tiếp cận thận trọng, sau đó tăng dần mức độ can thiệp tùy theo kết quả đạt được. Tôi thường chia ra các bước điều trị như sau:
Đầu tiên sẽ tiến hành tiêm steroid (tiêm corticod). Sau đó thực hiện các biện pháp trị liệu hỗ trợ trong quá trình lành bệnh và ức chế tổng hợp collagen, điều này giúp ích trong việc chữa lành vết thương. Sự phát triển quá mức của sẹo sẽ dẫn đến hình thành sẹo lồi. Đối với những vết sẹo lồi nhỏ, cách điều trị này có thể khá hiệu quả. Tiêm steroid vào vết sẹo và 8 tuần sau khi tiêm bạn sẽ phải tái khám. Vào thời điểm này, có thể bạn cần thực hiện các phương pháp điều trị khác nữa. Hầu hết các bệnh nhân đều cần tiêm ít nhất 3-4 lần vào sẹo lồi ở dái tai.
Ngoài ra, sử dụng miếng dán chống sẹo sillicon hoặc kem bôi cũng có thể giúp giảm sẹo. Bệnh nhân cần dán, bôi 23/24 giờ mỗi ngày và điều trị tối thiểu trong 9 tháng.
Nếu sẹo kháng thuốc thì các bước tiếp theo sẽ là cắt bỏ sẹo và tiêm steroid. Tiêm steroid có thể được thực hiện vào thời điểm tiến hành cắt bỏ hoặc sau khi vết thương đã lành. Cách điều trị này cũng đòi hỏi phải tiêm nhắc lại đều đặn theo một lộ trình nhất định mà bác sĩ đưa ra.
Quấn băng ép cũng rất hữu ích và có xu hướng mang lại hiệu quả cao đối với sẹo lồi ở tai. Bệnh nhân sẽ được quấn sau khi tiêm steroid hoặc sau khi phẫu thuật.
Gần đây, liệu pháp đông lạnh Cryptherapy bắt đầu cho thấy một số hiệu quả trong việc điều trị sẹo lồi. Trong đó, bác sĩ sẽ tiêm chất ni tơ lỏng vào vết sẹo gây thiếu máu cục bộ và hủy hoại trực tiếp lên tổ chức sẹo. Hiện cũng có một số nghiên cứu đã chứng minh được tính hiệu quả của nó, tuy nhiên phương pháp này vẫn còn khá mới khó có thể biết chắc kết quả về lâu dài sẽ như nào.
Nếu đã áp dụng phương pháp này mà sẹo lồi vẫn ở đó hoặc tăng dần kích cỡ thì sau đó xạ trị là lựa chọn cuối cùng cần thử để giảm thiểu tác động của sẹo. Hi vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.
Nhìn chung, tiêm steroid khá hiệu quả trong điều trị sẹo lồi, cả khi dùng riêng lẻ và kết hợp như một liệu pháp hỗ trợ cho phẫu thuật. Tiêm steroid được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ sẹo lồi và giảm nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm tổng thể. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng sau phẫu thuật để ngăn chặn sẹo tái phát. Cuối cùng, nếu có nhiều vết sẹo lồi ở tai thì thường bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ bằng gây tê tại chỗ.
Ngoài tiêm steroid, bông tai áp lực cũng giúp ích sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa tái phát. Bên cạnh đó còn có một số loại thuốc khác có thể được tiêm vào vị trí này nhưng không phổ biến như steroid.
Cuối cùng, nếu trường hợp sẹo cứng đầu, tồn tại dai dẳng thì xạ trị sẽ là liệu pháp cuối cùng, nhưng phương pháp này thường chỉ dành cho những bệnh nhân có các vết sẹo lồi lan rộng hoặc tái phát dù đã thực hiện hết các phương pháp kể trên.
Vì một số lý do mà phương pháp đông lạnh không gây hình thành sẹo lồi như các phương pháp gây tổn thương khác bao gồm cắt bỏ hoặc chiếu laser (nhiều bệnh nhân sau cắt bỏ sẹo hoặc laser- gây tổn thương da và sẹo lồi lại mọc lên). Do vậy, tôi đã kết hợp phương thức điều trị này với tiêm steroid và hóa trị liệu.
Ngoài ra, tôi cũng đã đạt được kết quả thành công trong việc đào thải da thừa từ sẹo, trong khi đó sẹo lồi cũng không hề có dấu hiệu tái phát nếu được theo dõi sát sao và kết hợp điều trị bằng bông tai áp lực. Tóm lại, không có cách điều trị nào dễ dàng nhưng nếu được kiểm soát, theo dõi kỹ chúng tôi có thể mang lại cải thiện đáng kể cho những người đang gặp phải tình trạng đầy khó khăn này.
Tiếp đến là tiến hành tiêm steroid từng đợt vào vết sẹo đang được tái tạo, bắt đầu tiêm cách nhau 2 tuần, sau đó kéo dài khoảng cách giữa các đợt tiêm, tức là khoảng 4 tuần, tiếp theo là 6 đến 8 tuần. Sau một vài tháng theo dõi sát sao, nếu không có dấu hiệu tái phát, bệnh nhân có thể ngưng tiêm. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu tái phát nào, như vùng sẹo sưng, cứng hay ngứa, bệnh nhân nên trở lại để tiếp tục điều trị tiêm từng đợt trong một thời gian.
Mục tiêu điều trị không nên chỉ nhắm tới việc ngăn chặn sẹo lồi phát triển mà còn phải trả lại diện mạo bình thường nhất có thể cho vị trí đó. Qua nhiều năm, liệu pháp tiêm steroid đã được chứng minh có thể mang lại thành công cho bệnh nhân nếu duy trì các bước điều trị như mô tả ở trên.
Cắt bỏ sẹo lồi thường dẫn đến tái phát. Trong khi đó điều trị bằng tiêm steroid thường đau đớn và cần nhiều đợt tiêm với nguy cơ bị teo mô, giảm sắc tố da- để lại vết màu trắng.
Theo đó, một kỹ thuật được gọi là CryoShape, trong đó đông lạnh vết sẹo lồi từ trong ra ngoài, hiện được coi là một cải tiến lớn cho các phương pháp điều trị sẹo lồi trong quá khứ. Với phương pháp này, sẹo lồi mà đa số từ 75 đến 90% trường hợp là bị sẹo lồi trên mặt hoàn toàn có thể được loại bỏ chỉ bằng một lần điều trị. Tỉ lệ tái phát cũng giảm rất nhiều khi áp dụng kỹ thuật này.
Sẹo lồi là những khối u thực sự của mô sẹo. Chúng là những phản ứng bất thường với chấn thương và thường xảy ra sau chấn thương nhẹ (như xỏ khuyên tại, hay cạo râu). Đặc điểm xác định là vết sẹo phát triển vượt ra khỏi vùng chấn thương ban đầu. Khi nhìn bằng kính hiển vi sẽ thấy vết sẹo tích tụ một lượng lớn collagen. Về lý thuyết, đây là một phản ứng viêm bất thường, có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sẹo lồi. Không có phương pháp điều trị đơn lẻ nào mang lại hiệu quả tốt nhất, do đó bệnh nhân cần phải kết hợp nhiều cách. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến nhất:
- Phẫu thuật cắt bỏ sẹo (tỉ lệ tái phát trên 50%)
- Tiêm steroid (thường cần tiêm nhiều lần theo từng đợt)
- Đeo thiết bị tạo áp lực
- Xạ trị
- Sử dụng bút tiêm Interferon alfa
Sẹo lồi thường phát triển đến một kích cỡ nhất định rồi dừng lại. Tiêm Steroid sau khi sẹo đã ổn định sẽ giúp làm mềm mô sẹo, nhưng hiếm khi giảm được kích cỡ sẹo. Đối với sẹo ở dái tai, tôi khuyên bạn nên kết hợp phẫu thuật cắt bỏ với tiêm steroid ngay lập tức. Các mũi tiêm được lặp lại cách nhau mỗi 6-10 tuần trong 3 lần tiêm. Ngay sau khi cắt bỏ, bệnh nhân sẽ được đeo bông tai áp lực (có bán tại hầu hết các cửa hiệu) để tạo áp lực cố định cho vùng đang lành bệnh. Ngay cả khi áp dụng thực hiện liên tục tất cả những phương pháp điều trị này, tỉ lệ tái phát sẹo lồi vẫn có thể lên đến 30 – 35%.
Điều trị sẹo lồi đòi hỏi bệnh nhân phải có một cuộc trao đổi, thảo luận thẳng thắn với bác sĩ phẫu thuật trước khi tiến hành. Việc tuân thủ hướng dẫn điều trị là hết sức cần thiết và thậm chí trong trường hợp đã được thực hiện tốt nhất, sẹo lồi vẫn có thể tái lại, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.
Cách điều trị sẹo phì đại hiệu quả tốt nhất
Cách đây 2 năm, trong một lần chơi bóng đá với bạn bè tôi đã bị ngã và bị rạch nặng ở đầu gối, để lại một vết sẹo phì đại và kể từ đó tôi cũng bị một vài vết sẹo phì đại khác trên cơ thể (2 vết nhỏ trên ngực, một vết gần khuỷu tay và một vết ở đầu gối). Trước đó tôi chưa bao giờ bị sẹo phì đại nên điều này thật khó hiểu. Tôi muốn biết phương pháp điều trị tốt nhất cho những vết sẹo này. Tôi có nghe nói tiêm steroid có hiệu quả, hay có bất cứ loại kem bôi nào (như Mederma hay viên vitamin E) sử dụng hiệu quả không?
- 9 trả lời
- 6653 lượt xem
Cách điều trị sẹo lồi cho trẻ em
Cách đây 7 tuần con gái 2 tuổi của tôi bị ngã, trán bé bị va vào cạnh giường rất sắc. Vết thương kéo dài từ phía trên mũi đến giữa chân mày. Chúng tôi đang muốn xin lời khuyên về các phương pháp trị sẹo như điều trị bằng laser xung nhuộm màu hoặc các lựa chọn khác để giảm thiểu sẹo. Tôi băn khoăn không biết tốt hơn hết là nên đến khám tại một bác sĩ da liễu nhi khoa hay bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để nhận được lời khuyên về vấn đề này.
- 4 trả lời
- 7774 lượt xem
Cách xử lý vết sẹo dọc trên trán
Khoảng hai năm trước, tôi bị ngã và có một vết sẹo dọc rất phiền phức ở giữa trán. Tôi đã thực hiện một vài phương pháp điều trị bằng laser nhưng có lẽ tôi cần một giải pháp khác vì vết sẹo không cải thiện được nhiều sau 3 lần điều trị. Tôi cũng có một mô sẹo bên dưới vết sẹo dọc này. Tôi thực sự muốn xin ý kiến về những biện pháp cải thiện hiệu quả vì nó rất lộ và thực sự khiến tôi mất tự tin.
- 4 trả lời
- 11270 lượt xem