Ngoài những biện pháp thông thường mà các bác sĩ khác đã đưa ra để ngăn ngừa hiện tượng nổi cục cứng trên bề mặt sau khi tiêm Sculptra thì còn có phương pháp phẫu thuật như...
[XEM THÊM]
Ngoài những biện pháp thông thường mà các bác sĩ khác đã đưa ra để ngăn ngừa hiện tượng nổi cục cứng trên bề mặt sau khi tiêm Sculptra thì còn có phương pháp phẫu thuật nhưng đây thường là phương án cuối cùng để xử lý các vấn đề kéo dài.
Sculptra hay Poly-L-lactic acid thường chỉ được sử dụng cho các nếp nhăn, rãnh nhăn hay nếp gấp sâu trên mặt. Chất làm đầy này được FDA chấp thuận sử dụng cho các rãnh mũi – má hình thành do chứng mất mỡ ở người bị suy giảm miễn dịch.
Khi tiêm vào vùng quanh mắt, các bác sĩ đều phải cẩn thận hơn so với tiêm vào những vùng khác trên mặt vì da quanh mắt rất mỏng và không nên sử dụng các chất làm đầy có tác dụng lâu dài. Cá nhân tôi không tiêm Sculptra vào vùng trũng dưới ổ mắt hay rãnh nước mắt vì còn có nhiều lựa chọn khác hiệu quả và an toàn hơn như Restylane, Juvederm...
Nếu tiêm Sculptra vào dưới mắt thì cần hòa loãng sản phẩm với thể tích dung dịch cao hơn (khoảng 8 - 10cc cho mỗi lọ), để sản phẩm nghỉ trong ít nhất 24 giờ sau khi hòa loãng để bột tan hoàn toàn, sử dụng đầu kim kích cỡ nhỏ và tiêm xuống sâu.
Nếu nghi ngờ tiêm quá nông thì ngay lập tức cần tiêm thêm nước muối sinh lý thông thường vào vùng đó để hòa loãng Sculptra, sau đó xoa bóp để giảm bớt biến chứng.
Sculptra không phải là chất duy nhất gây nên các vấn đề như nổi cục cứng, u hạt mà trên thực tế, điều tương tự cũng có thể xảy ra khi tiêm Artefill, silicone và các chất khác. Vậy, nếu các vấn đề bất thường này tồn tại trong suốt một thời gian dài mà không giảm thì cần làm gì?
- Nếu không cảm thấy bận tâm thì không cần can thiệp gì cả.
- Nếu u hạt tồn tại trong thời gian dài mà không đỡ thì việc mát xa thường sẽ không có tác dụng cải thiện. Lúc này có thể sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật. Ở những người có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ để trẻ hóa cho vùng quanh mắt, ví dụ như phẫu thuật tạo hình mí mắt thì có thể kết hợp thêm phương pháp ghép mô liên kết hoặc đặt một miếng vật liệu sinh học Alloderm trong quá trình phẫu thuật. Thường thì bác sĩ sẽ rạch hai đường nhỏ (dọc theo vùng ở giữa và bên cạnh khóe mắt) và luồn một miếng vật liệu sinh học mỏng kích cỡ 25x5 mm vào dưới da để che đi các cục cứng hay u hạt do tiêm silicone. Không nên cắt bỏ u hạt vì cách làm này không có hiệu quả và còn gây nguy hiểm với nguy cơ tổn thương rất cao. Che đi bằng vật liệu sinh học sẽ là một lựa chọn an toàn hơn.
[THU GỌN]