Trám bít hố rãnh sealant
Mặc dù việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể loại bỏ cặn thức ăn và mảng bám khỏi bề mặt phẳng của răng nhưng lại không thể đi sâu vào những khe và kẽ giữa các răng hàm. Sealant có tác dụng bảo vệ cho những vùng này khỏi sâu răng bằng cách tạo một lớp bảo vệ ngăn không cho mảng bám và thức ăn giắt vào răng.
Những ai nên dùng sealant?
Vì trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có khả năng hình thành sâu răng ở răng hàm cao nhất nên đây là những đối tượng nên dùng sealant. Tuy nhiên, người lớn không bị sâu răng cũng có thể dùng sealant.
Thông thường, trẻ nhỏ nên phủ sealant lên răng hàm và răng tiền hàm vĩnh viễn ngay khi những răng này mọc lên. Bằng cách này, lớp trám có thể bảo vệ cho răng trong suốt đoạn dễ bị sâu nhất, đó là từ 6 – 1 4 tuổi.
Trong một số trường hợp, trám bít hỗ rãnh có thể phù hợp cho cả trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi răng của trẻ có rãnh sâu. Vì răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vị trí chính xác cho răng vĩnh viễn sau này nên những răng này cần được bảo vệ để không bị rụng quá sớm.
Cách phủ trám bít hố rãnh sealant
Việc phủ trám sealant rất đơn giản và không hề đau đớn. Bác sĩ sẽ chỉ mất khoảng vài phútđể phủ trám lên mỗi răng. Quá trình phủ trám được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, răng sẽ được làm sạch kĩ càng
- Sau khi răng khô, bác sĩ sẽ dùng bông y tế hoặc các chất liệu thấm hút khác để đặt quanh răng, giữ cho răng khô.
- Một loại dung dịch axit sẽ được bôi lên bề mặt nhai của răng để làm nhám răng, giúp cho lớp trám sealant bám chắc hơn.
- Tiếp theo, răng được rửa sạch và làm khô một lần nữa.
- Sau đó, lớp trám sealant sẽ được phủ trực tiếp lên men răng, lớp trám này sẽ tự cứng lại. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ sẽ dùng loại đèn đặc biệt để giúp cho lớp trám khô nhanh và cứng hơn.
Độ bền của trám sealant
Lớp trám sealant có thể bảo vệ răng lên đến 10 năm, nhưng cần được kiểm tra thường xuyên để xem có bị mẻ hay mòn không. Bác sĩ nha khoa có thể sẽ thay một lớp trám mới nếu cần thiết.