1

WHO chính thức công bố: Cúm A(H1N1) là đại dịch toàn cầu - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chiều tối ngày 11/6/2009 theo giờ Việt Nam, sau cuộc họp khẩn tại Geneva, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lần đầu tiên sau 41 năm đã phải chính thức công bố Cúm A (H1N1) trở thành đại dịch toàn cầu.

Một căn bệnh được xếp vào hàng đại dịch khi tình trạng lây nhiễm giữa người sang người lan rộng giữa hai khu vực trên thế giới.

Tuyên bố quan trọng này được đưa ra trong bối cảnh cúm A/H1N1 bắt đầu xuất hiện từ Mexico vào tháng 4/2009, nay đã lan đến 74 nước kéo dài từ châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Á sang tới châu Đại Dương. Đã có 28.000 ca bệnh trên toàn cầu, 141 người đã tử vong và con số này đang tăng lên từng ngày.

Như vậy, đây là đại dịch đầu tiên của toàn thế giới trong vòng 4 thập kỷ qua. Đại dịch cúm trước đó vào năm 1968 đã gây tử vong hơn một triệu người.

Trong thông cáo phát đi chiều tối ngày 11/6 theo giờ Việt Nam, WHO cho biết đã quyết định nâng mức cảnh báo dịch từ cấp 5 lên cấp 6 - cấp cảnh báo cao nhất – sau khi họp bàn khẩn cấp về việc này với các chuyên gia trong ngành.

"Ở giai đoạn này, đại dịch đã được xác định trên toàn thế giới với mức độ rất nghiêm trọng. WHO đang đàm phán với các nhà sản xuất vắc-xin phòng chống dịch nguy hiểm này để đảm bảo đủ cung cấp cho thế giới”.

Việc thông báo chính thức này được các nước mong đợi từ lâu, do tính chất quan trọng của nó đối với thế giới. Khi công bố đại dịch toàn cầu, việc nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và phương pháp phân phối hợp lý sẽ được thống nhất nhanh để cả thế giới cùng đương đầu với đại dịch, thay vì những nỗ lực đơn lẻ từ các nước.

Tuy nhiên, WHO cũng trấn an và đề nghị chính phủ các nước không vì lo lắng quá mức mà có những phản ứng thái quá, gây hoảng loạn trong dân chúng. Mức đại dịch này không có nghĩa là virus cúm gây bệnh nặng hơn hoặc làm nhiều người thiệt mạng hơn.

Theo thang cảnh báo đại dịch cúm hiện nay của WHO, mức 6 đồng nghĩa với việc virus cúm A/H1N1 đã gây ra sự lây lan liên tục từ người sang người ở cấp cộng đồng tại những khu vực khác nhau trên thế giới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt 6 mức cảnh báo đối với đại dịch cúm. Mỗi mức nhằm chỉ ra mức độ lây nhiễm của virus cúm.

  • Mức 1: Trong tự nhiên, virus cúm lan truyền nhanh chóng ở động vật, đặc biệt là chim, lợn, gà. Thậm chí, về mặt lý thuyết một số loại virus có thể phát triển trong dịch virus. Tại mức này, không virus lây nhiễm ở động vật nào gây ra dịch bệnh ở người.
  • Mức 2Virus lây nhiễm ở động vật nuôi hay hoang dã được biết có thể gây lây nhiễm ở người, và vì thế có thể coi là mối đe dọa lan tràn dịch bệnh.
  • Mức 3: Virus lây ở người hay động vật đã gây ra một số trường hợp hay dịch bệnh ở quy mô nhỏ tại người, nhưng không dẫn đến hiện tượng lây lan từ người sang người để dẫn tới mức độ dịch bệnh cấp cộng đồng. Lây nhiễm từ người sang người rất hạn chế, chỉ có thế xảy ra ở một số trường hợp, đơn cử như người nhiễm virus và người chưa nhiễm có tiếp xúc gần. Tuy nhiên, lây nhiễm ở một số trường hợp hãn hữu không chỉ ra rằng virus lên mức lây nhiễm mới, có thể lây nhiễm ở người để tạo ra dịch bệnh.
  • Mức 4Mức này được xác định khi virus có thể lây nhiễm từ người sang người, từ động vật sang người dẫn đến mức độ lây nhiễm cấp cộng đồng. Khả năng virus lây nhiễm trong cộng đồng đánh dấu một mức độ nguy hiểm mới của dịch bệnh. Bất cứ quốc gia nào có nghi ngờ hoặc xác minh được dịch bệnh nên khẩn trương xin tư vấn từ Tổ chức y tế thế giới WHO để tình hình dịch bệnh có thể được kiểm soát. Mức 4 nhằm ghi nhận mức độ nguy hiểm mới của dịch bệnh nhưng không có nghĩa dịch bệnh đến mức đỉnh điểm.
  • Mức 5Ở mức này, virus lây nhiễm từ người sang người ở ít nhất 2 quốc gia trong cùng một khu vực của WHO. Trong khi hầu hết các quốc gia không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng  tuyên bố dịch bệnh ở mức 5 là một tín hiệu mạnh mẽ cho biết dịch bệnh là sắp xảy ra và thời gian để chốt lại tổ chức, cộng đồng và những biện pháp ngăn chặn không còn nhiều.
  • Mức 6Mức dịch bệnh này được tuyên bố khi mức độ dịch bệnh lây nhiễm ở cấp cộng đồng tại ít nhất một quốc gia ở các khu vực khác nhau của WHO, bổ sung thêm điều kiện ở mức 5. Dịch bệnh ở mức này có nghĩa không thể kiểm soát được.

Thời kỳ sau cao điểm dịch bệnh: mức độ dịch bệnh ở hầu hết các quốc gia có kiểm soát y tế ở dưới mức quan sát. Thời kỳ sau dịch bệnh chỉ ra rằng mức độ dịch bệnh đang suy giảm, tuy nhiên không chắc chắn nếu có các diễn biến khác xảy ra và các quốc gia cần chuẩn bị để đối phó.

Thời kỳ sau dịch bệnh:, mức độ lây nhiễm của virus cúm sẽ quay trở lại mức độ thông thường như các loại virus cúm khác. Tại thời kỳ này, điều quan trọng là tiếp tục theo dõi và cập nhật những chuẩn bị và kế hoạch đối phó với dịch bệnh.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây