1

Vì sao buồng tử cung bị dính?

Dính buồng tử cung là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hiếm muộn, vô sinh nữ, đặc biệt là ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Dấu hiệu dính buồng tử cung xảy ra khi thành tử cung phía trước và phía sau dính vào với nhau, ngăn chặn sự tái tạo bình thường của nội mạc tử cung.

1. Dính buồng tử cung là gì?

Bản chất của hiện tượng hành kinh hàng tháng là việc bong ra của các lớp niêm mạc tử cung. Khi buồng tử cung bị dính lại, niêm mạc sẽ không có chỗ để mọc nên sẽ không có kinh, kể cả khi chị em vẫn thấy cơ thể có những triệu chứng báo hiệu ngày 'đèn đỏ' như tức ngực, đau lưng, người mệt mỏi, khó chịu, đau bụng.

Bình thường buồng tử cung vốn là một khoang ảo, nếu bị dính toàn bộ bệnh nhân sẽ tắt kinh hẳn vì không có niêm mạc để bong ra, gây chảy máu. Nếu chỉ một phần buồng tử cung bị dính thì chị em vẫn có kinh nguyệt nhưng giảm hẳn về lượng máu cũng như ngày ra máu, kèm theo chứng đau bụng do máu khó thoát ra.

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, khi bị tắt kinh vì dính buồng tử cung, nhiều phụ nữ dễ nhầm lẫn mình có thai mà không nghĩ đến trường hợp bị bệnh. Ở một số trường hợp khác, nhiều chị em bỗng dưng thấy ngày kinh và lượng kinh ít hẳn thì lại cho là mình bị rối loạn kinh nguyệt và sử dụng thuốc nội tiết để điều chỉnh. Việc phát hiện và chẩn đoán dính buồng tử cung thường không chỉ dựa vào các biểu hiện bên ngoài mà bác sĩ phải căn cứ vào kết quả chụp X quang.

2. Vì sao buồng tử cung bị dính?

Có rất nhiều nguyên nhân dính buồng tử cung gây nên bệnh ở phụ nữ, tuy nhiên ta có thể tổng hợp lại thành những nguyên nhân chính như sau:

  • Trong quá trình tiến hành bỏ thai bị sót nhau thai.
  • Do ảnh hưởng từ các biến chứng sau khi sinh con hoặc hậu quả sau khi sẩy thai.
  • Viêm tử cung do nạo hút thai tại các cơ sở không đảm bảo hoặc viêm nhiễm sau hậu sản cũng có thể dẫn tới dính buồng tử cung.
  • Nếu như mắc một số căn bệnh phụ khoa dẫn tới tình trạng viêm nhiễm nặng vùng kín và không được chữa trị kịp thời.
  • Tầng đáy nội mạc tử cung có dấu hiệu bị suy thoái nghiêm trọng.
Vì sao buồng tử cung bị dính?
Viêm tử cung do nạo hút thai tại các cơ sở không đảm bảo hoặc viêm nhiễm sau hậu sản cũng có thể dẫn tới dính buồng tử cung

3. Dấu hiệu dính buồng tử cung

 

Do cơ chế gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, nên dấu hiệu dính buồng tử cung có thể nhận biết thông qua những bất thường trong kỳ nguyệt san. Để biết mình có nguy cơ bị dính tử cung hay không, chị em cần lưu ý một số dấu hiệu sau đây:

  • Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều là một trong những biểu hiện rõ nhất. Khi buồng tử cung bị dính, các mô nội mạc tử cung sẽ không được tái tạo và bong tróc theo đúng quy trình để tạo ra kinh nguyệt như bình thường. Sẽ phụ thuộc vào việc tử cung bị dính một phần hay toàn bộ mà dẫn tới tình trạng kinh thưa, lượng máu kinh ít, máu kinh bị vón cục, màu đỏ nhờ nhờ... hoặc vô kinh thứ phát.
  • Mặc dù có thể mất kinh tạm thời nhưng chị em vẫn có một số biểu hiện báo hiệu đến chu kỳ đèn đỏ như: đau tức ngực, khó thở, đau lưng, mệt mỏi, khó chịu, đau nhức vùng lưng, bụng, hông...
  • Máu kinh không thể thoát được ra ngoài hoặc do viêm nhiễm nào đó ở vùng kín dẫn tới tình trạng đau bụng.
  • Một số người nhận thấy đau dữ dội vùng bụng dưới sau khi tiến hành nạo hút thai hoặc bị sảy thai. Ngay cả lúc đi lại hay đi vệ sinh bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này, nguyên nhân có thể do chị em đã bị dính buồng tử cung khiến máu kinh không thoát được ra ngoài, hoặc đã bị viêm nhiễm.

Các dấu hiệu dính buồng tử cung nguy hiểm nhưng rất dễ bị bỏ qua hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Vì vậy, để biết chính xác hiện tượng này, chị em cần tiến hành thăm khám định kỳ, chụp X-quang tử cung, vòi trứng, siêu âm nội soi buồng trứng... để xác định chính xác dấu hiệu dính buồng tử cung, tránh trường hợp chỉ dựa vào những biểu hiện lâm sàng bên ngoài.

4. Các biện pháp điều trị dính buồng tử cung

Vì sao buồng tử cung bị dính?
Dính buồng tử cung có thể dẫn đến nguy cơ hiếm muộn, vô sinh nữ

Khi nhận thấy các dấu hiệu dính buồng tử cung, rất nhiều chị em hoang mang bởi bệnh có thể dẫn đến nguy cơ hiếm muộn, vô sinh nữ gây ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ và hạnh phúc gia đình.

Trên thực tế, bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu kết hợp phương pháp phẫu thuật với việc dùng thuốc theo chỉ định. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chị em cần tiến hành thăm khám sớm để bác sĩ làm các xét nghiệm cần thiết xem xét mức độ dính tử cung đang ở mức nào. Với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách thành tử cung trước và sau của người bệnh, sau đó sẽ đặt một dụng cụ vào giữa để ngăn chặn chúng dính trở lại. Sau khi thủ thuật, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc để kích thích lớp nội mạc tử cung dày lên.

Đối với một số trường hợp bị dính buồng tử cung do viêm nhiễm thì trước khi tiến hành phẫu thuật tách dính, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm viêm nhiễm.

Như vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu dính buồng tử cung, người bệnh cần chủ động tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài, gây khó khăn cho việc xử trí sau này, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Tin liên quan
Sắt, folate và các chất dinh dưỡng khác mà phụ nữ thường bị thiếu hụt
Sắt, folate và các chất dinh dưỡng khác mà phụ nữ thường bị thiếu hụt

Những hiện tượng mà đa số mọi người đều từng gặp phải và vẫn nghĩ là bình thường như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu hay hụt hơi… rất có thể là triệu chứng của thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng vì một vài lý do mà phụ nữ có nguy cơ thiếu một số vitamin và khoáng nhất cao hơn so với nam giới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây