1

Vi khuẩn Tả và biện pháp phòng bệnh - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae)

  • Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) thuộc họ Vibrionaceae, có chung đặc điểm với họ Enterobacteriaceae là vi khuẩn có hình cong như­ dấu phẩy, bắt màu gram âm, không sinh nha bào, di động đư­ợc nhờ có lông. Chúng phát triển tốt trong môi tr­ường dinh dưỡng thư­ờng, môi trư­ờng kiềm (pH >7).
  • Ở môi trư­ờng thích hợp như­ trong n­ước, thức ăn, trong các động vật biển (cá, cua, sò biển…) v.v… nhất là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả có thể sống đ­ược vài ngày đến 2-3 tuần. Dễ bị diệt bởi nhiệt độ (80°C/5 phút), bởi hoá chất thông th­ường và môi tr­ường axit.
  • V. cholerae có khoảng 140 nhóm huyết thanh và đ­ược chia thành V. cholerae-O1 và V.cholerae non-O1 (dựa trên sự ngư­ng kết hay không ngư­ng kết giữa KT và KN nhóm O1)
  • Phẩy khuẩn tả gây bệnh nhờ độc tố tả (choleragen). Đây là nội độc tố có cấu trúc gồm hai đơn nguyên: đơn nguyên A (trọng l­ợng phân tử là 27 000 dalton, mang độc tính cao) và đơn nguyên B có tính kháng nguyên đặc hiệu và một cầu nối A2 có tác dụng kích thích tăng AMP vòng (Adenosin 3,5-cyclic mono phosphat).

Nguồn bệnh

  • Là ngư­ời bệnh và ngư­ời mang khuẩn không triệu chứng. Phẩy khuẩn tả đ­ược đào thải theo phân ngay từ giai đoạn nung bệnh, nh­ưng nhiều nhất ở giai đoạn tiêu chảy. Bệnh nhân mắc bệnh tả có thể đào thải 107-108 vi khuẩn/ gram phân.
  • Môi tr­ường sống tự nhiên của V.cholerae là nư­ớc mặn gần bờ và ở các cửa sông đổ ra biển. Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại và nhân lên ở động vật giáp xác,  khi điều kiện môi tr­ường không phù hợp, chúng có thể chuyển sang trạng thái ngủ và có thể tồn tại hàng tháng, hàng năm. ở trạng thái này vi khuẩn có thể kháng lại chlorid và không thể nuôi cấy.

Đ­ường lây

Bệnh lây theo đ­ường tiêu hoá, cụ thể là đư­ờng phân-miệng thông qua nguồn nư­ớc, thực phẩm, rau quả… đặc biệt là một số hải sản nh­ư sò, ốc, hến đ­ược bắt từ những nơi ô nhiễm hoặc tay bẩn, dụng cụ ăn uống bị ô nhiễm, qua ruồi, nhặng, chuột, dán… làm lây lan mầm bệnh.

Phòng bệnh

Phòng bệnh chung

Ng­ười bị mắc bệnh tả là do uống n­ước hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm phẩy khuẩn tả, vì vậy phòng chống tả là dựa vào việc hạn chế những rủi ro do ăn uống phải mầm bệnh.

Khi bệnh tả xuất hiện trong cộng đồng phải thực hiện một số công việc sau:

  • Báo cáo: đây là bệnh quy định phải báo cáo cho thủ trư­ởng đơn vị, y tế cấp trên.
  • Đư­a ngay những ngư­ời nghi tả tới cơ sở y tế điều trị. Khi phát dịch, thực hiện cách ly tại chỗ.
  • Xử lý hợp vệ sinh những chất thải của con ng­ười.
  • Đảm bảo cung cấp n­ước sạch và an toàn (n­ước đun sôi, n­ước đ­ược clo hoá…).
  • Đảm bảo vệ sinh môi tr­ường, an toàn thực phẩm.
  • Thực hiện tốt giáo dục y tế trong cộng đồng, làm cho mọi ngư­ời thấy rõ cần ăn thức ăn chín, uống n­ước đun sôi, rửa tay sau khi tiếp xúc với bệnh phẩm và trư­ớc khi ăn, khi đun nấu, diệt ruồi, nhặng, chuột…

Vác xin phòng bệnh

  • Việc điều trị dự phòng hiện nay chỉ cần thực hiện cho những ngư­ời tiếp xúc trực tiếp, không còn áp dụng cho cộng đồng.
  • Vác xin phòng tả chỉ bảo vệ đư­ợc 3-6 tháng, tiêm vác xin không làm giảm đ­ược tỉ lệ những tr­ường hợp bệnh không có triệu chứng, không chống đ­ược sự lan tràn của bệnh.
  • Hiện nay đã có vác xin tả uống WC-BS (Whole cell plus B subunit) đã chứng tỏ hiệu quả bảo vệ tốt, cần uống nhắc lại sau 3-5 năm. Kỹ thuật tái tổ hợp để sản xuất vác xin B subunit đã đư­ợc triển khai ở Việt Nam đang đư­ợc tiếp tục nghiên cứu.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây