TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG TĂNG CAO - ĐÃ CÓ TRƯỜNG HỢP TỬ VONG
Bệnh tay chân miệng (TCM) xuất hiện quanh năm nhưng có xu hướng gia tăng, nguy cơ bùng phát thành dịch trong khoảng từ tháng 3 tới tháng 5.
Gần đây, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã liên tục ghi nhận thêm số trẻ mắc TCM, đặc biệt nhiều ca biến chứng nặng, đã có trường hợp tử vong. Thực trạng này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của căn bệnh này.
CÁCH PHÒNG BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG Ở TRẺ
TCM miệng do 2 loại virus đường ruột là Enterovirus 71 và Coxsackievirus A16 gây ra, đều có khả năng lây nhiễm. Do đó những biện pháp phòng tránh bệnh ở trẻ được khuyến cáo:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng;
- Đeo khẩu trang nơi công cộng;
- Tránh tiếp xúc với người bệnh TCM;
- Không dùng chung dụng cụ học tập/ăn uống;
- Khử khuẩn đồ chơi, tay nắm cửa ra vào;
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống và học tập;
- Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đủ chất, sinh hoạt lành mạnh.
Bên cạnh phòng tránh, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu mắc bệnh của trẻ và đưa con đến ngay cơ sở y tế để khám
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG
- Nổi hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay/chân, trong ổ miệng và đôi khi ở vùng mông/đầu gối;
- Vết loét vùng hầu họng, niêm mạc má, môi, lưỡi khiến trẻ đau rát khi ăn, uống;
- Có thể kèm theo bị sốt, tiêu chảy.
TCM ở giai đoạn nặng sẽ có biến chứng hô hấp, thần kinh, tim mạch, thậm chí tử vong. Cha mẹ hãy cảnh giác với tay chân miệng đang vào mùa!
Mọi thông tin cần được tư vấn và đặt lịch thăm khám chuyên khoa Nhi, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 56 56.
======+======+======
Hệ thống Bệnh viện/Phòng khám Đa khoa MEDLATEC
• Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
• Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
• Cơ sở 3: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
• Cơ sở 4: 119 Nguyễn Tất Thành, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Tổng đài: 1900 56 56 56.