1

Tổng quan về bệnh do vi rút Ebola - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh Ebola

  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là bệnh sốt xuất huyết Ebola Ebola haemorrhagic fever EHF) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nặng, rất nguy hiểm ở người do vi rút Ebola gây ra.
  • Bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch với tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 90%. Bệnh xảy ra trên người và cả trên các động vật linh trưởng như tinh tinh, khỉ đột, khỉ đuôi dài,...
  • Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm vi rút (chất nôn, phân, nước tiểu, nước bọt, dịch hô hấp, tinh dịch, …) hoặc các dụng cụ, đồ vật bị ô nhiễm trong khi giết mổ động vật

Vi rút Ebola 

Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau là:

  • Zaire ebolavirus (EBOV)
  • Sudan ebolavirus (SUDV)
  • Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
  • Taï Forest ebolavirus (TAFV)
  • Reston ebolavirus (RESTV)

Sinh bệnh học

  • Ký chủ tự nhiên của vi rút Ebola là loài dơi.
  • Con người không phải là vật chủ ký sinh trong tự nhiên của vi rút Ebola.
  • Các động vật như tinh tinh, khỉ đột, khỉ, linh dương rừng và nhím có thể bị nhiễm vi rút Ebola từ nước bọt, nước tiểu hoặc phân dơi, sau đó trở thành nguồn lây truyền bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh

  • Thành viên trong gia đình hoặc những người có tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với người bị bệnh.
  • Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
  • Nhân viên lễ tang, những người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân.
  • Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc chết do vi rút Ebola (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả,…).
  • Người vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật bị nhiễm vi rút.

Các biểu hiện bệnh

  • Thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày (trung bình từ 4-10 ngày) kể từ khi bị nhiễm vi rút tới khi có biểu hiện lâm sàng. Bệnh dễ lây truyền ngay từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
  • Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao đột ngột, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau mỏi người.
  • Sốt dai dẳng sau khoảng 3 ngày thì xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm kết mạc, phát ban 
  • Tiếp theo là các triệu chứng xuất huyết (đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho ra máu, chảy máu chân răng, đái ra máu, chảy máu âm đạo, ...), suy gan, suy thận, nhiễm trùng thứ phát.
  • Cuối cùng là sốc, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Các xét nghiệm

  • Công thức máu: thường có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Hóa sinh máu: tăng AST, ALT, amylase. Creatinin và urê máu có thể tăng trong thời gian tiến triển của bệnh.
  • Đông máu: rối loạn đông máu nội mạch rải rác.
  • Xét nghiệm nước tiểu: có protein niệu.
  • Xét nghiệm phát hiện căn nguyên:
  • ELISA (kháng thể IgM, IgG).
  • PCR.
  • Phân lập vi rút tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4.
  • Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là máu được bảo quản và vận chuyển tuân theo quy định an toàn với bệnh phẩm (máu) có nguy cơ lây nhiễm cao.

Chẩn đoán

  • Chẩn đoán bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola cần dựa vào yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm khẳng định:
  • Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ nguy cơ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng: như tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã khẳng định nhiễm vi rút Ebola; sống hoặc đi tới từ vùng có dịch Ebola đang lưu hành.
  • Và triệu chứng lâm sàng: Sốt và/hoặc có các triệu chứng như đau đầu nặng, đau cơ, nôn, tiêu chảy, đau bụng hoặc xuất huyết không rõ nguyên nhân.
  • Khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR dương tính.

Điều trị

  • Hạ sốt, giảm đau bằng Paracetamol;
  • Bổ sung dịch và điều chỉnh rối loạn nước điện giải, duy trì huyết động;
  • Duy trì ổn định oxy hóa máu;
  • Điều trị các nhiễm trùng khác nếu có.
  • Truyền máu hoặc huyết tương của bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola đã khỏi bệnh nếu có.
  • Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh.
  • Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

Phòng lây nhiễm 

  • Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với vi rút Ebola tại Việt Nam, do đó cần phải phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời và áp dụng các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu.
  • Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh. Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm virus Ebola cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; vệ sinh đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh (động vật, người bị nhiễm bệnh).
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.
  • Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời.
  • Hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12137 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây