1

Tìm hiểu về bệnh Cường giáp - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Định nghĩa

  • Cường giáp là tình trạng có quá nhiều hormon tuyến giáp trong cơ thể.
  • Sự dư thừa nồng độ của hormon giáp làm tăng chuyển hóa (cách sử dụng năng lượng), và tăng nguy cơ bị những bệnh khác như bệnh tim, loãng xương, và những vấn đề gặp trong khi đang mang thai

Cường giáp dưới lâm sàng:

  • Bệnh nhân không có các  triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
  • Biểu hiện cận lâm sàng thấy nồng độ hormone giáp trong máu (FT3; FT4) trong giới hạn bình thường
  • Nồng độ TSH giảm.

2. Nguyên nhân gây cường giáp

Những nguyên nhân gây cường giáp thường gặp bao gồm:

  • Bướu giáp độc lan tỏa (bệnh Grave, bệnh Basdow): Tăng hoạt toàn bộ tuyến giáp do các kháng thể trong máu kích thích tuyến giáp phát triển và tiết ra một lượng lớn hormon giáp.
  • U độc tuyến giáp
  • Bướu giáp độc đa nhân (bệnh Plummer): Một hoặc nhiều nốt hoặc khối trong tuyến giáp trở nên tăng hoạt.
  • Viêm tuyến giáp bán cấp
  • Cường giáp do thuốc: Cường giáp do Iod; Amiodarone (Cordarone); Dopamin, glucocorticoid, furosemide…

3.  Các triệu chứng điển hình của Cường giáp

  • Căng thẳng và kích thích;
  • Đánh trống ngực và tim đập nhanh;
  • Run giật
  • Sụt cân hoặc tăng cân
  • Tăng số lần đi cầu hoặc bị tiêu chảy
  • Phù nề phần thấp ở chân/ Bị liệt đột ngột
  • Khó thở khi gắng sức
  • Rối loạn giấc ngủ (bao gồm mất ngủ)
  • Thay đổi thị giác: Sợ ánh sáng hoặc nhạy cảm với ánh sáng/ Kích ứng mắt kèm với tăng tiết nước mắt / Nhìn đôi / Lồi mắt
  • Mệt mỏi và yếu cơ
  • Phì đại tuyến giáp
  • Phù niêm trước xương chày (tích tụ dịch bên trong mô xung quanh xương cẳng chân, có thể gặp ở bệnh Basdow)

4. Tiến triển của bệnh

Nếu không phát hiện và điều trị có thể dẫn đến

  • Rung nhĩ (BN >60t, có bệnh tim)
  • Loãng xương (Nữ sau khi mãn kinh)
  • Rối loạn chức năng tâm trương, giảm phân suất tống máu
  • Dầy thất trái, co thắt cơ tim
  • Những Bệnh nhân bị  Bưới giáp nhân, sống ở vùng có Bướu giáp đơn thuần ăn muối iode, đang dùng thuốc chứa iode àchuyển thành Cường sự thực sự 5%/năm

5. Chỉ định điều trị

  • TSH<0,1
  • Bướu giáp nhân và rung nhĩ
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp kéo dài dù không có triệu chứng, Bệnh nhân lớn tuổi có loãng xương, hoặc sụt cân không rõ nguyên nhânàđiều trị thuốc kháng giáp tổng hợp liều nhỏ 4---8 tuần (12th)
  • Nếu có BG nhân lớn cần PT sớm

6. Phương pháp điều trị cường giáp

Những phương pháp điều trị đối với cường giáp được chia ra thành:

  • Nhóm A:  các phương pháp làm giảm sản xuất hormon giáp
  • Nhóm B: các phương pháp điều trị triệu chứng để thay đổi những hiệu ứng gây ra do tình trạng hormon giáp được chế tiết quá nhiều.

Mặc dù cách điều trị được phổ biến nhất đổi với bệnh tăng hoạt tuyến giáp là cắt bỏ tuyến giáp bằng iod phóng xạ, nhiều bệnh nhân ban đầu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng giáp để làm nồng độ hormon giáp trở về bình thường trước khi cắt bỏ tuyến giáp bằng iod phóng xạ hoặc bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật được dùng để điều trị cường giáp nếu như bệnh nhân cần giảm nồng độ hormon giáp trong cơ thể xuống một cách nhanh chóng, chẳng hạn như trong trường hợp đang mang thai.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây