TAY CHÂN MIỆNG: LẠI MỘT MÙA DỊCH BỆNH NGUY HIỂM & KHÔNG THỂ CHỦ QUAN
17.451 trường hợp mắc tay chân miệng được ghi nhận khắp cả nước, 4 trường hợp đã tử vong. Tay Chân Miệng đang vào mùa, đỉnh dịch là tháng 4-5 và tháng 9-10 hàng năm với số ca mắc tăng cao khi trẻ bắt đầu trở lại trường học.
Theo bác sĩ ThS.BS Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP.HCM, dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng là các bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và miệng. Có trẻ chỉ nổi bóng nước mà không loét miệng. Có trẻ chỉ loét miệng mà không có bóng nước ở da. Đó là các dấu hiệu ban đầu của tay chân miệng. Khi trẻ sốt cao, khó hạ trên 39oC, trẻ sốt trên 2 ngày, trẻ nôn ói, đó là các trẻ có nguy cơ có biến chứng.
Tay Chân Miệng rất dễ lây lan và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp và viêm não... đe dọa tính mạng trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Virus gây bệnh tay chân miệng có 2 loại chính là Coxsackie A 16 và Entero virus 71. Hai virus này có tính lây lan mạnh nên gây ra nhiều ca hàng loạt. Ngoài ra còn nhiều loại coxsackie khác cũng gây bệnh tay chân miệng nhưng không phổ biến. Entero virus 71 và Coxsackie A 16 có đặc tính giống nhau là gây bệnh hàng loạt nhưng enterovirus 71 làm trẻ mắc tay chân miệng bị biến chứng nhiều hơn.
Theo HCDC, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có vắc xin dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như: rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ. Theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM tăng ở mức báo động, đặc biệt là các quận 1, 4, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Gò Vấp, các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và khu vực II, III của TP.Thủ Đức. Bố Mẹ lưu ý phòng bệnh cho trẻ. Nếu không may trẻ mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để điều trị, tránh tăng nặng, giảm nguy cơ biến chứng.
----------------------------
20h thứ 6 - ngày 16/4/2021, chương trình tư vấn trực tuyến về SẢN, NHI SƠ SINH & NHI KHOA: DẤU HIỆU MANG THAI & TAI BIẾN SẢN KHOA NGUY HIỂM, CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH & TRẺ NHỎ sẽ diễn ra với sự tham gia của BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM; TS.BS Đỗ Hữu Thiều Chương - Phó giám đốc Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Đặc biệt với sự góp mặt của 2 chuyên gia hàng đầu về Nhi khoa thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh ở 2 miền Nam - Bắc: ThS.BS Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP.HCM và PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương - Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh Hà Nội sẽ giải đáp toàn bộ nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng, cách phòng ngừa và điều trị các bệnh dịch mùa hè đang tấn công trẻ nhỏ hiện nay.
Gửi câu hỏi trên các trang fanpage hoặc gọi đến hotline: 1800 6858 (Hà Nội) và 0287 102 6789 (TP.HCM) để được các Bác sĩ tư vấn ngay từ hôm nay!
-----------------------------------
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0287 102 6789
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội
Hotline: 1800 6858