1

Sự thay đổi của bà bầu tuần 21

Bà bầu mang thai tuần thứ 21 dễ bị giãn tĩnh mạch do thai nhi phát triển và sự gia tăng nồng độ hormone progesterone, tạo ra áp lực lên các tĩnh mạch ở chân của mẹ. Ngoài ra, bà bầu tuần 21 có thể gặp phải một số triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, đau lưng, chảy máu nướu răng.

1. Mang thai tuần 21 có gì đặc biệt?

Bà bầu tuần thứ 21 có thể nhận thấy bụng bầu phát triển to ra, tử cung bắt đầu mở rộng lên phần rốn. Đến tuần thai này, cân nặng của sản phụ thường tăng thêm khoảng từ 4,5 - 6,3 kg.

Thai nhi tuần 21 đang tăng trưởng lớp mỡ để giữ ấm. Sự phát triển của thai nhi nói chung trong giai đoạn này có thể chậm lại, nhưng các cơ quan vẫn tiếp tục được hoàn thiện. Những tuyến dầu của em bé hình thành nên một lớp màng sáp, được gọi là lớp sáp trắng, bao phủ làn da bé trong thời gian ở trong túi ối của mẹ. Bên cạnh đó, chồi răng vĩnh viễn cũng bắt đầu hình thành.

Nếu bà bầu quan tâm đến các khóa học chuẩn bị sinh nở, mang thai tuần thứ 21 là thời điểm thích hợp để bắt đầu tìm hiểu.

2. Cơ thể bà bầu tuần thứ 21 thay đổi như thế nào?

Bà bầu tuần 21 đã đi qua một nửa thời kỳ mang thai. Giai đoạn này thường khá thoải mái do bụng mẹ chưa quá lớn và những khó chịu ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể trong thời kỳ đầu khi mang thai đều đã biến mất.

Tuy nhiên, bà bầu vẫn có thể gặp phải một số vấn đề khác khi mang thai tuần 21, chẳng hạn như việc tăng sản xuất dầu trong cơ thể, dẫn đến mụn trứng cá phát triển. Trong trường hợp này, mẹ cần phải rửa sạch vùng bị mụn với xà phòng nhẹ hoặc sữa rửa mặt, đều đặn hai lần mỗi ngày. Ngoài ra, thai phụ nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc trang điểm không chứa dầu và các chất kích thích cho da. Không nên dùng bất kỳ loại thuốc trị mụn nào qua đường uống hoặc chỉ dùng theo toa bác sĩ, bởi vì một số thuốc có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bà bầu tuần thứ 21 cũng dễ bị giãn tĩnh mạch. Giai đoạn này, thai nhi bắt đầu phát triển lớn, áp lực lên các tĩnh mạch ở chân của mẹ ngày càng gia tăng. Hơn nữa, nồng độ hormone progesterone tăng cao hơn cũng là nguyên nhân khiến thành tĩnh mạch suy yếu và tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch nếu tiền sử gia đình có người cũng mắc bệnh này. Ngoài ra, bệnh có xu hướng trầm trọng hơn đối với những người mang thai nhiều lần liên tiếp hoặc mang thai khi tuổi đã cao.

Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu triệu chứng suy tĩnh mạch, thai phụ nên tăng cường tập thể dục hàng ngày, kê cao chân khi nằm, ngủ nghiêng về bên trái và mặc những bộ đồ bầu hỗ trợ thai sản.

Một số thai phụ có thể gặp phải tình trạng tĩnh mạch hình mạng nhện, là một nhóm các mạch máu nhỏ xuất hiện ở gần bề mặt da, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân, chân hoặc trên mặt. Chúng tỏa ra hình mạng nhện, tương tự như các tia nắng nhỏ tỏa ra từ mặt trời hay các nhánh cây đâm ra từ thân cây hoặc đôi khi không có hình dạng nào cụ thể. Mặc dù tĩnh mạch hình mạng nhện có thể trông hơi khó coi nhưng nói chung không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và thường tự biến mất sau khi sinh.

Sự thay đổi của bà bầu tuần 21
Cơ thể bà bầu tuần thứ 21 thay đổi như thế nào?

3. Những triệu chứng thường gặp ở bà bầu mang thai tuần 21

  • Sự chuyển động của thai nhi

Đến tuần mang thai thứ 21, sản phụ có thể cảm nhận được em bé của mình đang vặn vẹo, xoay người và thậm chí đạp vào bụng mẹ. Sự chuyển động của thai nhi trong giai đoạn này còn khá nhẹ nhàng và sẽ tăng mạnh vào các tuần cuối của thai kỳ.

  • Cảm giác thèm ăn

Nhiều thai phụ thường cảm thấy thèm ăn khi mang thai. Trong trường hợp này, nên chuẩn bị sẵn và mang theo bên mình các loại đồ ăn gọn nhẹ lành mạnh, chẳng hạn như các loại hạt, nho khô, bánh ngũ cốc,... để cung cấp đầy đủ năng lượng cho mẹ và em bé ngay cả khi đang ở nơi làm việc.

  • Táo bón, đầy hơi

Áp lực ngày càng tăng từ bào thai tác động lên trực tràng có thể khiến cho thai phụ bị táo bón, đầy hơi. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu mang thai tuần 21 nên uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ.

  • Đau lưng

Phần bụng to lên, dẫn đến trọng tâm cơ thể bị thay đổi và tạo ra áp lực lên phần lưng. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ khiến cho dây chằng và các khớp trở nên căng và lỏng ra, khiến cho vùng lưng bị đau. Liệu pháp massage có thể giúp làm nhẹ đi triệu chứng này.

  • Chảy máu nướu răng

Nếu bị viêm nướu, khi đánh răng bà bầu có thể thấy bàn chải chuyển thành màu hồng do lẫn máu. Để hạn chế viêm nướu trong thời kỳ mang thai, bà bầu nên tránh ăn kẹo ngọt, kẹo dẻo dính răng, đặc biệt là khi thai phụ không thể chải răng ngay sau khi ăn. Chất ngọt làm tăng nguy cơ vi khuẩn trong miệng tàn phá men răng và kích thích nướu, gây chảy máu.

  • Móng tay mọc nhanh

Bà bầu tuần 21 thường nhận thấy tóc và móng tay phát triển nhanh hơn bình thường. Hiện tượng này là do sự tác động từ hormone thai kỳ, dẫn đến kích thích mọc tóc và móng cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Sự thay đổi của bà bầu tuần 21
Đau lưng là triệu chứng thường gặp khi mang thai tuần 21

4. Lời khuyên cho bà bầu tuần 21

4.1. Chọn các bài thể dục vừa sức

Bà bầu tuần 21 nên duy trì các bài tập thể dục với cường độ vừa phải, phù hợp, chẳng hạn như bơi lội, yoga hoặc đi bộ. Nguyên nhân là vì tình trạng căng cơ, khiến cho thai phụ rất dễ gặp phải chấn thương trong quá trình tập luyện.

4.2. Kê cao chân

Phụ nữ mang thai giai đoạn này thường bị sưng bàn chân và mắt cá chân. Nguyên nhân là vì trong thời kỳ mang thai, thể tích máu và chất lỏng trong cơ thể bà bầu tăng thêm khoảng 50% so với trước khi có thai, khiến cho một số bộ phận có thể bị sưng lên, nhất là ở bàn chân và mắt cá chân. Thường xuyên thay đổi tư thế và kê cao chân khi nằm sẽ giúp khắc phục tình trạng sưng nề.

4.3. Tăng cân vừa phải

Mang thai khiến cho cân nặng của đa số thai phụ tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, nên tăng khoảng bao nhiêu cân và tốc độ tăng cân như thế nào là tùy thuộc vào khuyến cáo của bác sĩ. Trong những lần khám thai, bác sĩ sẽ đặt ra cho mẹ một mức tăng cân hợp lý trước lần tái khám tiếp theo. Nếu chưa đến hạn mà thai phụ đã vượt quá mức cân nặng này hoặc tăng cân quá chậm so với khuyến nghị của bác sĩ thì thai phụ cần có biện pháp để điều chỉnh mức tăng cân hợp lý hơn.

4.4. Hạn chế táo bón

Cả trong giai đoạn mang thai và những tuần đầu tiên sau khi sinh, hoạt động thể chất là một trong những cách tốt nhất để kích thích hoạt động cơ ruột và chống táo bón. Với chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày, uống đủ nước và tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, tình trạng táo bón sẽ cải thiện rõ rệt.

4.5. Cân nhắc trước khi tẩy lông bằng tia laser

Do tác động của hormon thai kỳ làm kích thích mọc lông, một số vùng trên cơ thể bà bầu có thể trở nên “rậm rạp” hơn bình thường. Tuy nhiên, thai phụ nên cân nhắc kỹ trước khi tiến hành tẩy lông bằng tia laser, bằng điện hoặc bằng thuốc tẩy. Các phương pháp triệt lông này hiện chưa được nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ mang thai. Để đảm bảo an toàn, thai phụ hoàn toàn có thể dùng dao cạo hoặc chất tẩy lông an toàn cho da nhạy cảm.

4.6. Bổ sung sắt

Sự thay đổi của bà bầu tuần 21
Bổ sung sắt cho cơ thể khi mang thai tuần 21

Hầu như phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải tình trạng thiếu máu vào giai đoạn nào đó của thai kỳ. Mặt khác, nhu cầu bổ sung sắt đối với thai phụ tăng cao do phải dùng để tạo máu cho thai nhi. Cụ thể, sản phụ nên bổ sung một lượng sắt từ 30 đến 50 mg trong nửa sau của thai kỳ để đảm bảo nhu cầu sắt của cả mẹ và thai nhi (liều lượng sắt bổ sung có thể cao hơn theo khuyến nghị của bác sĩ). Ngoài ra, có một số loại thực phẩm giàu chất sắt thai phụ nên sử dụng, chẳng hạn như rau bina, thịt bò, cá mòi, nghêu, hàu, tôm, trái cây khô, yến mạch, atisô và rong biển. Bên cạnh đó, thai phụ không nên sử dụng nhiều thức uống chứa cafein vì cafein sẽ làm giảm tác dụng của sắt.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây