1

Sốt xuất huyết: Triệu chứng, chẩn đoán, phòng và điều trị - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Sốt xuất huyết Dengue

  • Là bệnh truyền nhiễm vi rút cấp tính rất nguy hiểm, được lan truyền từ người bệnh sang người lành chủ yếu thông qua muỗi cái Ae. aegypti và Ae. albopictus nhiễm vi rút.
  • Tác nhân gây bệnh là do vi rút Dengue thuộc họ Flaviviridae gồm có 4 típ huyết thanh khác nhau: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Như vậy, một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời.

Chẩn đoán 

  • Sốt xuất huyết Dengue có các biểu hiện: Sốt cao đột ngột, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, đau cơ và hốc mắt; trên da có ban sung huyết hoặc xuất huyết
  • Các triệu chứng xuất huyết nếu có thường đi kèm với mức độ nặng; xét nghiệm có bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm, tăng Hematocrit và Test Dengue NS1(+) hoặc kháng thể Dengue IgM(+).

Bệnh chia làm 3 mức độ:

  • Sốt xuất huyết Dengue.
  • Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
  • Sốt xuất huyết Dengue mức độ nặng.

Tiêu chuẩn nhập viện

  • Sốt xuất huyết Dengue là thể bệnh lành tính có thể điều trị và theo dõi tại nhà.
  • Vật vã, li bì;
  • Nôn ói 3 lần/h hoặc 6 lần/4h;
  • Đau bụng hoặc đau vùng gan;
  • Gan to 2cm dưới bờ sườn;
  • Tiểu ít hoặc có suy thận;
  • Có triệu chứng xuất huyết niêm mạc;
  • Men gan tăng trên 400UI/L; tiểu cầu dưới 100G/L hoặc tăng Hematocrid.

Điều trị 

  • Hiện tại không có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết Dengue.
  • Người bệnh mắc sốt xuất huyết Dengue có thể điều trị và theo dõi tại nhà bằng cách: Bù dịch bằng dung dịch Oresol, hạ sốt bằng Acetaminophen. Tránh sử dụng các thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm không Steriod.
  • Các trường hợp sốt Dengue có dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện điều trị. Tại bệnh  viện, các nhân viên y tế có thể theo dõi các biến chứng và điều trị hỗ trợ theo chỉ định và phác đồ của Bộ Y tế ban hành.
  • Không nên lạm dụng việc sử dụng dịch truyền trong điều trị sốt xuất huyết Dengue. 

Một số biện pháp dự phòng 

  • Phòng bệnh sốt xuất huyết
  • Vacxin sốt xuất huyết đã được nghiên cứu và sử dụng, lưu hành ở một số khu vực trên thế giới. Tại Việt Nam, vacxin sốt xuất huyết chưa được đưa vào sử dụng.
  • Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tránh lây truyền từ muỗi sang người: vệ sinh môi trường, diệt muỗi và sử dụng màn khi ngủ.
  • Khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây