1

Sốt xuất huyết - Những điều cần biết - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết?

Người lớn mắc sốt xuất huyết sẽ có những biểu hiện sau:

  • Sốt: bệnh nhân luôn xuất hiện sốt, với đặc điểm sốt cao đột ngột, 39 – 40 độ C, sốt khó hạ, kéo dài từ 2 - 7 ngày.
  • Nhức đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Chán ăn, buồn nôn.
  • Da xung huyết, phát ban.
  • Chấm xuất huyết ở da, chảy máu chân răng, chảy máu cam.
  • Tuy nhiên, ở trẻ em, sốt xuất huyết nhiều khi chỉ biểu hiện bằng triệu chứng sốt, biếng ăn, lừ đừ, bỏ chơi.

Diễn biến của sốt xuất huyết như thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát một cách rất đột ngột và tiến triển nhanh qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Đầu tiên là giai đoạn sốt, trong 1 hoặc 2 ngày đầu, người bệnh bị sốt cao một cách đột ngột, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 - 40 độ C. Trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường.

Nếu có nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết, cần phải đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag ngay. Nếu nhận kết quả dương tính thì chắc chắn người bệnh đã mắc sốt xuất huyết và cần nhanh chóng điều trị.

Giai đoạn 2:

 Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn rất nguy hiểm, trong giai đoạn này, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu được nhận thấy. Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt.

Vào thời điểm này có thể người bệnh đã hạ sốt nhưng lại xuất hiện những hiện tượng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam hay chảy máu chân răng. Những vết xuất huyết dưới da thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi... Những vết này là các đốm đỏ hoặc một mảng bầm tím tùy theo mức độ. Những biến chứng nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.

Giai đoạn 3:

 Sau giai đoạn nguy hiểm thì người bệnh sẽ bước vào giai đoạn hồi phục. Ở giai đoạn này người bệnh đã hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên. Người bệnh đã có cảm giác thèm ăn, huyết áp bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết?

Những thể nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có 3 biến chứng:

  • Biến chứng thứ nhất là tình trạng thoát dịch ra ngoài lòng mạch máu gây cô đặc máu. Người bệnh sẽ không cảm nhận được điều này mà nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm. Những trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể sẽ dẫn tới dấu hiệu cảnh báo trước sốc như: Mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. Ở trẻ nhỏ có thể chỉ thấy trẻ li bì hoặc bứt rứt vật vã, tiểu ít, bỏ bú. Những trường hợp này cần phải đến bệnh viện gần nhất ngay để bù dịch, tránh nguy hiểm tính mạng.
  • Biến chứng thứ hai là xuất huyết nội tạng do giảm tiểu cầu như tiêu hóa, phổi, não với biểu hiện nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh, đột quỵ... Khi này người bệnh cần được đánh giá truyền máu và tiểu cầu sớm.
  • Biến chứng thứ ba là suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim,…

Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết?

  • Hiện tại chưa có bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị nào đặc hiệu với bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Việc điều trị bệnh chủ yếu chỉ gồm những hoạt động theo dõi và chăm sóc cũng như hỗ trợ các chức năng cần thiết cho cơ thể.
  • Điều quan trọng là bác sĩ sẽ theo dõi sát và điều trị để tránh những biến chứng nặng xảy ra cho người bệnh. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước.
  • Bác sĩ có thể kê một số thuốc để giảm sốt cho người bệnh như paracetamol (Tylenol®, Panadol®) đồng thời thuốc này có thể giảm đau cơ khớp.

Làm cách nào để phòng tránh sốt xuất huyết?

Bệnh sốt xuất huyết Dengue cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất: là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
  • Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, chum, xô chậu…) hàng tuần.
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Phòng chống muỗi đốt:

  • Không nên để muỗi tiếp xúc với da bằng cách giăng màn khi ngủ, kể cả ban ngày, mặc áo ngủ dài tay và đặc biệt không nên đến những chỗ tối.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
  • Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chất Diethyltoluamide (DEET) nồng độ từ 10% – 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (từ 5 – 8 giờ), an toàn cho sức khỏe.
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12100 Lượt xem
KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG 01:33
KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG
Nằm trong top các bệnh truyền nhiễm phổ biến, thủy đậu trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng chưa bao giờ chấm dứt. Tại Việt Nam chưa có chủng ngừa mở rộng...
 3 năm trước
 571 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 741 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây