1

Siêu âm trong giãn tĩnh mạch thừng tinh - Bệnh viện 108

Giãn tĩnh mạch thừng tinh:

  • Là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh (bình thường, tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch tinh có đường kính khoảng từ 2mm trở xuống).
  • Giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh lý rất phổ biến và thường gặp ở nam giới.
  • Lý do chủ yếu để người bệnh đi khám là đau tức vùng bẹnh bìu hoặc hiếm muộn con cái.

Tĩnh mạch tinh:

  • Tĩnh mạch tinh có nguyên ủy xuất phát từ tinh hoàn và nhận máu từ các nhánh mào tinh hoàn.
  • Tĩnh mạch tinh trong do các tĩnh mạch hợp lại với nhau tạo nên một đám rối tĩnh mạch quấn xoắn quýt, chằng chịt đi trong thừng tinh, đi lên và tập hợp thành nhánh lớn, bên trái đổ vào tĩnh mạch thận và bên phải đổ vào tĩnh mạch chủ bụng.
  • Tĩnh mạch có các van để tránh máu trào ngược dồn lại về tinh hoàn.

Nguyên nhân:

  • Cơ chế gây giãn tĩnh mạch tinh là do không có van hoặc thiểu năng hệ thống van, vì vậy có trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh làm tĩnh mạch dần dần giãn rộng.

Chẩn đoán:

Triệu chứng cơ năng

  • Có cảm giác khó chịu, căng tức, đau tinh hoàn. Đôi khi, người bệnh có cảm giác nóng ở bìu hoặc một tình trạng khó chịu mơ hồ ở bìu.
  • Bệnh nhân tự nhìn thấy hay sờ thấy búi tĩnh mạch giãn to ngoằn ngoèo như búi giun nằm trong bìu khi đứng.
  • Bệnh nhân tự sờ thấy tinh hoàn một bên nhỏ hơn bên đối diện và lo lắng đi khám bệnh.
  • Vô sinh.

Triệu chứng thực thể

  • Khám bệnh nhân ở tư thế đứng, trong những trường hợp điển hình, có thể dễ dàng nhìn thấy búi giãn tĩnh mạch ở phía trên và sau tinh hoàn.
  • Mức độ giãn có thể gia tăng hơn khi làm nghiệm pháp Valsava ( bệnh nhân được hướng dẫn tập thể dục hoặc chạy tại chỗ, sau đó đánh giá so sánh để phát hiện sự chênh lệch độ giãn của tĩnh mạch).

Cận lâm sàng:

  • Siêu âm là phương pháp được chỉ định đầu tiên để đánh giá tĩnh mạch thừng tinh khi lâm sàng có các dấu hiệu gợi ý. 
  • Siêu âm Dopper màu cuống tĩnh mạch tinh hoàn để đánh giá chính xác mức độ giãn tĩnh mạch tinh. Bình thường khẩu kính tĩnh mạch tinh dưới 2mm.

Phân độ trên siêu âm:

  • Độ 1: Không giãn tĩnh mạch tinh trong bìu. Có dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch tinh trong thừng tinh đoạn ống bẹn khi làm nghiệm pháp Valsava
  • Độ 2: Không giãn ở tư thế nằm. Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược ( nghiệm pháp Valsava) khu trú ở cực trên tinh hoàn.
  • Độ 3: Không giãn ở tư thế năm. Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược ( nghiệm pháp Valsava) lan tỏa cả cực trên và cực dưới tinh hoàn
  • Độ 4: Giãn và có dòng trào ngược khi làm nghiệm pháp Valsava ở tư thế nằm.
  • Độ 5: Giãn, có dòng trào ngược ngay cả khi không làm nghiệm pháp Valsava     

Phân độ giãn tĩnh mạch tinh trên lâm sàng:

  • Độ 0: Giãn tĩnh mạch tinh chưa có biểu hiện lâm sàng. 
  • Độ 1: Giãn tĩnh mạch tinh sờ thấy hoặc nhìn thấy khi làm nghiệm pháp gắng sức.
  • Độ 2: Giãn tĩnh mạch tinh sờ thấy nhưng không nhìn thấy khi đứng thẳng mà không cần làm nghiệm pháp Valsava.
  • Độ 3: Giãn tĩnh mạch tinh nhìn thấy hiện rõ ở da bìu khi đứng thẳng.

Điều trị:

  • Giãn tĩnh mạch tinh gây triệu chứng đau tức vùng bẹn bìu kéo dài ảnh hưởng tới sinh hoạt và khả năng lao động.
  • Giãn tĩnh mạch tinh kết hợp với teo tinh hoàn.
  • Giãn tĩnh mạch tinh phát hiện trên một cặp vợ chồng vô sinh.
  • Giãn tĩnh mạch tinh kèm theo bất thường về tinh dịch đồ

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây