1

Siêu âm trong chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa cấp - Bệnh viện 108

Viêm ruột thừa cấp

  • Viêm ruột thừa (VRT) cấp là bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất trong đó 70% số trường hợp VRT cấp có bệnh cảnh lâm sàng điển hình.
  • Tần suất mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi 20 - 30. Chẩn đoán VRT cấp thuộc về các bác sĩ lâm sàng.
  • Tuy nhiên, với những trường hợp không điển hình thì chẩn đoán hình ảnh đóng một vai trò quan trọng nhất định.
  • Tỷ lệ tử vong của viêm ruột thừa cấp khoảng 1% và liên quan trực tiếp tới các biến chứng do vỡ ruột thừa vì không được chẩn đoán đúng và xử trí kịp thời.

Nguyên nhân:

  • . Nguyên nhân được nhiều người chấp nhận nhất là viêm ruột thừa cấp được gây nên do sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa.
  • Các nguyên nhân gây tắc nghẽn gồm: Sỏi phân (35%), phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc (60%), di vật 4%, khối u của ruột thừa hoặc manh tràng (1%).

Triệu chứng cơ năng:

  • Đau bụng hố chậu phải, cũng có trường hợp bắt đầu đau ở thượng vị, quanh rốn sau đó mới khu trú ở hố chậu phải. Đau âm ỉ, liên tục và tăng dần. Ít khi đau thành cơn, nếu có giữa các cơn vẫn đau.
  • Nôn và buồn nôn, triệu chứng này có trường hợp có hoặc không.
  • Tiêu chảy táo bón có thể có hoặc không.

Triệu chứng thực thể:

  • Sốt, thông thường không sốt cao, nếu sốt cao cần chú ý có đã có biến chứng.
  • Phản ứng vùng hố chậu phải: Triệu chứng có giá tri quyết định chẩn đoán, phải thăm khám, theo dõi nhiều lần, so sánh hai bên. Chú ý ở những bệnh nhân già, béo, chửa đẻ nhiều lần thành bụng yếu nên dấu hiệu này khó phát hiện.
  • Điểm đau khu trú: Điểm Mac-Burney, điểm Clado, điểm Lanz.
  • 1 số dấu hiệu có giá trị bổ xung khi thăm khám như: Blumberg, Rovsing…

Biến chứng

  • Viêm phúc mạc toàn bộ: Do ruột thừa vỡ chảy vào ổ bụng. 
  • Áp xe ruột thừa: Ruột thừa bị vỡ nhưng được mạc nối, các quai ruột bao bọc xung quanh làm hàng rào khu trú vùng viêm không lan ra ổ bụng.  Khám hố chậu phải có một khối không di động mặt nhẵn ấn căng đau. Xét nghiệm bạch cầu tăng cao. Áp xe ruột thừa có thể vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc thì 2.
  • Đám quánh ruột thừa: Do sức đề kháng tốt, các quai ruột và mạc nối đến bao bọc kín ruột thừa, ngăn cản sự tiến triển. 

Siêu âm:

  • Đẩy hơi bên trong ruột non và bản thân các quai ruột non ra khỏi vùng cần khảo sát.
  • Tiếp cận ruột thừa để đạt được điều tối ưu là khảo sát ruột thừa trong vùng khu trú chùm tia của đầu dò với tần số cao
  • Đánh giá sự sưng tấy của ruột thừa viêm.

Yếu tố ảnh hưởng:

  • Bệnh nhân béo phì – sóng siêu âm khó xuyên sâu.
  • Liệt ruột hoặc tắc ruột non, hay gặp ở VRT cấp có biến chứng hơi che khuất làm hạn chế khảo sát.
  • Phản ứng thành bụng – khó thực hiện kỹ thuật siêu âm (khó đè ép đầu dò siêu âm tiệm cận với RTV).
  • Bàng quang quá căng, hoặc bệnh nhân đang mang thai trên 6 tháng – khó thực hiện kỹ thuật đè ép.
  • Vị trí ruột thừa bất thường.
  •  Bác sĩ siêu âm thiếu kinh nghiệm.

Kết luận

  • Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không sang chấn, có khả năng thực hiện nhanh chóng tại tất cả các cơ sở y tế, có khả năng góp phần tăng cường tỷ lệ chẩn đoán đúng bệnh viêm ruột thừa cấp.
  • Phương pháp cũng có một số hạn chế như là độ chính xác phụ thuộc vào người sử dụng, hoặc trong một số trường hợp khó khăn thì giá trị chẩn đoán còn hạn chế.
  • Siêu âm còn có ích trong chẩn đoán phân biệt với các bệnh đường tiêu hóa khác viêm hồi manh tràng, viêm hạch mạc treo ruột, viêm túi thừa manh tràng, các bệnh lý sản phụ khoa hoặc tiết niệu.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây