1

Rối loạn Kali máu - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nguyên nhân

Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn kali máu.

A. Hạ kali máu

Do khá nhiều thực phẩm có chứa kali nên hạ kali máu hiếm khi xảy ra vì nguyên nhân dinh dưỡng. Mất kali thường xảy ra do:

  • Mất kali nhiều qua đường tiêu hoá hay tiết niệu, như nôn ói, hút dịch dạ dày, tiêu chảy, mất nước, biếng ăn, hoặc dùng thuốc nhuận trường kéo dài
  • Chấn thương (tổn thương, phỏng, hoặc phẫu thuật), các tế bào bị tổn thương phóng thích kali. Kali vào huyết thanh hoặc dịch ngoại bào và bị thải qua nước tiểu
  • Bệnh thận mãn gây mất kali qua ống thận
  • Một số thuốc, đặc biệt là các thuốc lợi tiểu đào thải kali, steroids, và một số kháng sinh chứa sodium (carbenicillin)
  • Mất cân bằng kiềm toan, khiến kali dịch chuyển vào trong các tế bào mà không thực sự bị cạn kiệt như trong trường hợp kiềm hoá
  • Truyền dịch tĩnh mạch kéo dài mà không chú ý bổ sung kali
  • Tăng đường huyết, gây lợi tiểu thẩm thấu và tình trạng đường niệu (glycosuria)
  • Hội chứng Cushing, tăng aldosterone nguyên phát, dùng quá nhiều cam thảo (licorice), và hạ magnesium máu nghiêm trọng.

B- Tăng kali máu

  • Thường thì tăng kali máu là do hậu quả của việc thận mất khả năng bài tiết lượng kali dư thừa sau tiêm truyền tĩnh mạch hoặc qua đường uống, do giảm lưu lượng nước tiểu, rối loạn chức năng thận, hoặc suy thận; hay do sử dụng các loại lợi tiểu tiết kiệm kali ở bệnh nhân bệnh thận.
  • Tăng kali máu còn có thể là hậu quả của bất cứ tổn thương hoặc tình trạng nào gây phóng thích kali nội bào hoặc tạo thuận lợi cho việc tích luỹ kali, như phỏng, tổn thương dập nát, suy thận, suy tuyến thượng thận, mất nước, hoặc đái tháo đường toan chuyển hoá.

Triệu chứng và dấu hiệu

Chức Năng

Hạ Kali máu

Tăng Kali Máu

 

1. Thăng bằng kiềm toan

 

Kiềm chuyển hoá

 

Toan chuyển hoá

 

2. Tim mạch

 

Chóng mặt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp,thay đổi trên điện tim (sóng T dẹp, sóng U cao, ST xẹp), ngưng tim (với Kali máu<2.5mEq/L)

 

 

 

Nhịp tim nhanh, sau đó chậm lại, Điện tim thay đổi (sóng T cao, QRS dãn rộng, PR kéo dài, dẹp hoặc mất sóng P, ST xẹp), ngưng tim (với Kali máu>7mEq/L)

 

3. Thần kinh trung ương

 

Mệt mỏi, kích thích, rối loạn ý thức, rối loạn phát âm, giảm phản xạ, liệt hô hấp

 

Tăng phản xạ tiến dần đến yếu cơ, tê rần, châm chích, và liệt mềm

 

4. Tiêu Hoá

 

Buồn nôn và nôn, chán ăn, tiêu chảy, trướng bụng, liệt ruột hoặc giảm nhu động ruột

 

Buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng

 

5. Tiết niệu-sinh dục

 

Tiểu nhiều

 

Tiểu ít, vô niệu

 

6. Cơ Xương

 

Mệt mỏi, yếu cơ, vọp bẻ chân

 

Yếu cơ, liệt mềm

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây