1

Rôbốt phẫu thuật, thành tựu y học thú vị- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Những ý tưởng đầu tiên

Khoa học công nghệ luôn thực sự hữu ích nếu như nó bắt nguồn từ cuộc sống, nó bắt nguồn từ những đòi hỏi cấp bách phục vụ cho mục đích vì con người. Rôbốt phẫu thuật cũng vậy. Đó không phải là một ý tưởng xa vời hay là sự nhàn rỗi mà các nhà y học nghĩ ra rô bốt phẫu thuật được ra đời từ chính thực tế đòi hỏi của phẫu thuật.

Trong nhiều cuộc phẫu thuật có những thao tác phẫu thuật phức tạp. Nó không chỉ cần một, hai hay ba phẫu thuật viên mà còn cần nhiều phẫu thuật viên, mỗi người thực hiện một thao tác.

Nhưng trên thực tế, không đủ chỗ để bố trí cho tất cả các phẫu thuật viên. Người ta cần một công cụ mà chỉ chiếm chỗ đúng một người nhưng lại có thể thực hiện công việc của nhiều người.

Thực tế đó đã khơi dòng cho những suy nghĩ về thế hệ rôbốt phẫu thuật đầu tiên thực hiện những ý định của phẫu thuật viên chính. Chỉ có rôbốt mới có thể có nhiều tay, nhiều chân để thực hiện nhiều thao tác cùng một lúc.

Và hiện thực

Những thực tế trên là tiền đề cho một thế hệ rôbốt phẫu thuật đầu tiên ra đời. Đó là rôbốt phẫu thuật có tên là Automated Endoscopic System for Optimal Positioning (rôbốt AESOP) của hãng Computer Motion, Mỹ. Hệ thống máy móc bao gồm nhiều cần trục có cấu tạo như tay, chân; một máy tính; một camera theo dõi; một bảng điều khiển và một màn hình hiển thị.

Các tay chân cần trục có thể co vào, duỗi ra. Chúng có nhiều khớp nối và trụ xoay để việc co duỗi được linh hoạt và di chuyển mọi góc dễ dàng. Đặc biệt, chúng có các kìm kẹp tinh vi có thể cầm, gắp, nhón, lấy như những ngón tay điêu luyện.

Người ta thiết kế nó với góc độ vận động như những cổ tay người. Một camera được bố trí ngay ở cần trục trung tâm có thể thu nhận tín hiệu toàn diện về vùng mổ đảm bảo các thao tác đều được ghi hình tối đa. Một máy tính được bố trí phía bên trong để thu nhận tín hiệu và xử lý chúng khi chúng truyền về trung tâm.

Máy tính này sẽ điều khiển mọi hoạt động của rôbốt AESOP. Một bảng điều khiển được kết nối để phẫu thuật viên có thể ra lệnh cho cỗ máy này dựa trên những hình ảnh hiển thị trên màn hình. Và hệ thống này được cố định trên một khung có thể di chuyển được.

Thực tế cho thấy rôbốt này có thể thực hiện được nhiều việc như mong muốn. AESOP được đồng ý thử nghiệm trên con người vào năm 1994. Nó được ứng dụng để tham gia phẫu thuật cắt trực tràng ở những người bị bệnh trực tràng lành tính. Sau phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn bình thường và không một sai sót nào xảy ra.

Điều đó cho thấy người ta đã tiết kiệm được nhân lực và thời gian phẫu thuật. Sau thế hệ của AESOP, nhiều rôbốt phẫu thuật khác ra đời như rôbốt Zeus, rôbốt “Da Vinci”. Nhiều cuộc thử nghiệm đã được thực hiện và người ta thấy chúng an toàn, hiệu quả trong các ca phẫu thuật. Trong tương lai, người ta còn có thể chế tạo ra nhiều rôbốt có thể thực hiện được những động tác tinh vi và cao cấp, có thể tham gia những phẫu thuật cao cấp.

Công nghệ còn có thể tiến xa. Nhưng dù thế nào thì có một quy tắc không bao giờ có thể thay đổi: rôbốt phẫu thuật luôn phải thực hiện đi kèm với một phẫu thuật viên. Rô bốt không thể thay thế hoàn toàn con người trong lĩnh vực thực hành quan trọng này của y học.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây