1

Quy trình chẩn đoán hội chứng thiếu Androgen - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Quy trình chẩn đoán hội chứng thiếu Androgen

a. Hỏi kỹ bệnh sử và tiền căn

  • Tuổi bắt đầu dậy thì.
  • Những bệnh lý quan trọng đã được chẩn đoán hoặc tình trạng suy dinh dưỡng
  • Dùng các thuốc có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng giảm testosterone máu, ví dụ: thuốc giảm đau opiate (methadone...), các kháng viêm mạnh họ steroid (dexamethasone...)
  • Những trở ngại trong sinh hoạt tình dục
  • Những biến cố bất kỳ nào xảy ra trong cuộc sống
  • Tiền căn gia đình với những vấn đề tương tự
  • Những thay đổi gần đây về ngực và thể hình
  • Những chấn thương tinh hoàn

b. Thăm khám thực thể

  • Phân bổ lượng lông tóc trên cơ thể (vùng nách và mu)
  • Tình trạng vú to hoặc tăng cảm
  • Kích thước và độ mềm của tinh hoàn
  • Kích thước dương vật

c. Định lượng nồng độ testosterone trong máu

  • Thông thường nồng độ testosterone trong máu dao động từ 300 –1.000 ng/dL, có thể thay đổi chút ít tùy vào chuẩn của từng phòng xét nghiệm.
  • Khuyến cáo nên lấy máu vào buổi sáng (khoảng 7-8 giờ sáng là lúc hormone này tiết ra cao nhất)
  • Nên tạm hoãn việc định lượng testosterone trong trường hợp bệnh nhân đang bị ốm, suy dinh dưỡng hoặc đang dung một số thuốc ức chế tiết testosterone tạm thời. Khuyến cáo nên chờ đợi bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau đợt bệnh cấp tính hoặc sau khi ngưng các thuốc ảnh hưởng đến kết quả testosterone máu.
  • Nếu kết quả thấp, nên lập lại ít nhất một lần nữa để khẳng định tình trạng thiếu androgen thực sự.

Lưu ý: Một số thuốc rất quan trọng trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến có thể làm giảm testosterone và tăng nguy cơ mệt mỏi, suy nhược, gãy xương, bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Liệu pháp Testosterone 

Những ai cần đến liệu pháp testosterone?

Khuyến cáo liệu pháp testosterone chỉ nên áp dụng cho nam giới có các biểu hiện lâm sàng của thiếu androgen và giảm nồng độ testosteron máu thực sự (nghĩa là đã loại trừ tình trạng giảm testosterone máu do sử dụng các testosterone ngoại sinh)

Những ai không cần đến liệu pháp testosterone?

Liệu pháp testosterone không được khuyến cáo trong trường hợp bệnh nhân có thể gặp những ảnh hưởng không tốt với testosterone, bao gồm:

• Nam giới đã được chẩn đoán ung thư vú hoặc ung thư tiền liệt tuyến

• Những bệnh nhân chưa được đánh giá cẩn thận nguy cơ ung thư tiền liệt tuyết trước khi sử dụng, nhưng có:

  • Thăm trực tràng thấy có bướu tiền liệt tuyến, hoặc
  • Nồng độ PSA (prostate specific antigen) máu > 4ng/mL, hoặc
  • PSA > 3ng/mL ở người nam nguy cơ cao bị ung thư tiên liệt tuyến do có tiền căn gia đình

• Những người nam với:

  • Tình trạng đa hồng cầu.
  • Hội chứng ngưng thở lúc ngủ chưa điều trị
  • Phì đại tiền liệt tuyết lớn gây rối loạn đi tiểu chưa được điều trị.
  • Suy tim mất bù hoặc suy tim chưa được kiểm soát.

• Những người nam muốn có con cần lưu ý đến khả năng giảm số lượng tinh trùng sau khi sử dụng liệu pháp testosterone.

Mục tiêu điều trị của liệu pháp testosterone

  • Mục tiêu chính của liệu pháp testosterone là làm tăng nồng độ testosterone máu trong khoảng thấp đến trung bình của giới hạn bình thường.Tùy vào các tiêu chí lâm sàng cần cải thiện mà việc điều trị sẽ khác nhau giữa từng bệnh nhân cụ thể.
  • Các ví dụ về mục tiêu cần đạt khác nhau bao gồm: cải thiện và duy trì các đặc điểm nam tính (giọng trầm, ngực nở, lông mu) hay cải thiện và duy trì khả năng hoạt động tình dục, khả năng cương, sức mạnh cơ bắp và khối lượng xương…

Bác sĩ sẽ giúp người bệnh đạt mục tiêu điều trị bằng cách nào?

  • Tiêm bắp (Sustanon 250®…): thường mỗi 2 tuần
  • Miếng dán: dán da mỗi ngày
  • Dạng gel: thoa da mỗi ngày.
  • Dạng thuốc viên ngậm (buccal tablet ): 2 lần mỗi ngày
  • Dạng cấy implant dưới da

Theo dõi điều trị

  • Thăm khám trực tràng, xét nghiệm nồng độ PSA và Hematocrit máu: nên đo trước khi bắt đầu liệu pháp testosterone và sau đó kiểm tra lại nếu có bất thường.
  • Nếu nồng độ testosterone đã đạt giới hạn bình thường, cần kiểm tra lại vào những thời điểm khác nhau trong suốt quá trình điều trị.
  • Tái khám mỗi 3 tháng để bác sĩ điều trị đánh giá lại đáp ứng với điều trị testosterone cũng như các phản ứng phụ có thể gặp phải.
  • Thăm trực tràng, đo PSA, Hematocrit máu là cần thiết vào lần tái khám sau 3 tháng bắt đầu điều trị. Sau khi tái khám theo dõi định kỳ cho kết quả đáp ứng điều trị và dung nạp thuốc tốt, có thể lập lại kiểm tra mỗi năm.
  • Những người nam bị loãng xương hoặc tiền căn gãy xương không do chấn thương, cần đo mật độ xương cột sống và xương hông (BMD) sau 1 hoặc 2 năm điều trị testosterone.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây