1

Quản lý chất lượng ở giai đoạn trước xét nghiệm (Phần 2) - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chất lượng xét nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh, việc quản lý chất lượng xét nghiệm là vô cùng cần thiết để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy.

Giai đoạn lấy máu

Phân loại các ống lấy máu

  • Các ống được phân loại dựa vào chất chống đông và các chất phụ gia, chuyên dụng cho các xét nghiệm khác nhau (

Các phương tiện lấy máu

  • Phần lớn các kỹ thuật viên thường sử dụng kim lấy máu chuyên dụng (kim luồn, xilanh) rồi chia nhỏ vào các loại ống khác nhau.
  • Bằng cách này có thể lấy đủ lượng máu cần xét nghiệm và lấy được trên các bệnh nhân khó lấy máu như bệnh nhân nhi.

Các phương tiện lưu trữ và bảo quản máu

  • Trong suốt quá trình lưu mẫu, quá trình li tâm các mẫu có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
  • Bao gồm: sự bám dính các chất lên thành ống nghiệm, protein bị phá hủy, sự bay hơi một số chất, sự vận chuyển nước vào trong các tế bào làm cho một số tế bào máu bị vỡ tan vào huyết thanh hoặc huyết tương
  • Việc lưu trữ mẫu máu làm biến đổi không nhỏ đến phân tích kết quả.

Giai đoạn vận chuyển mẫu

  • Quá trình vận chuyển mẫu máu, nước tiểu, mô và các dịch bệnh phẩm từ nơi thu mẫu đến nơi phân tích là một khâu rất quan trọng.
  • Các mẫu nên được đặt trong những hộp vận chuyển chuyên biệt, tránh va đập và  ánh sáng, điều này làm ảnh hưởng đến nồng độ một số chất (chẳng hạn như bilirubin).
  • Đối với các chất không ổn định như: NH3, axit photphat… phải được vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ 4oC ngay sau khi lấy mẫu. M
  • Tất cả các mẫu phải được vận chuyển an toàn và thuận tiện tới phòng xét nghiệm, tránh sự lây nhiễm giữa các mẫu. Những mẫu bị vỡ hoặc bị rò rỉ buộc phải lấy lại mẫu và mất thêm chi phí.
  • Phòng xét nghiệm phải thường xuyên cung cấp thông tin đồng thời hướng dẫn cho việc vận chuyển và phân phối mẫu.
  • Các hộp đựng bằng nhựa phải được duy trì ổn định ở 2-10oC bằng việc cho thêm các đá khô và phải phù hợp với các mẫu.

Biện pháp quản lý

Thực hiện quản lý ở các bước 1, 2, 3, 4:   

  • Định kỳ tổ chức các buổi giới thiệu cho nhân viên y tế (đặc biệt là điều dưỡng lấy mẫu xét nghiệm) hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của các xét nghiệm cũng như kiểm soát công việc giảm thiểu sai sót.
  • Tổ chức đào tạo liên tục về Sổ tay lấy mẫu cho điều dưỡng các khoa phòng mà đặc biệt là nhân viên mới.
  • Phòng xét nghiệm thường xuyên trao đổi thông tin với các khoa phòng trong Bệnh viện để tiếp nhận mẫu và xử lý kịp thời các phản ánh từ lâm sàng.

Thực hiện quản lý ở bước 5 và 6:

  • Bước 5 và 6 của quá trình trước xét nghiệm được thực hiện tại Phòng xét nghiệm, việc quản lý chất lượng ở giai đoạn này thuộc trách nhiệm trục tiếp của Phòng xét nghiệm. 
  • Đọc hiểu các yêu cầu về nhận mẫu bệnh phẩm như: Mẫu bệnh phẩm phải được chuyển liên tục về phòng xét nghiệm (lượng mẫu tốt nhất là khoảng dưới 20 mẫu), mẫu được xếp theo đúng thứ tự giữa ống và giấy chỉ định. 
  • Đọc hiểu và cam kết thực hiện đúng quy trình về nhận mẫu xét nghiệm bao gồm những xét nghiệm làm được, những xét nghiệm gửi đi, loại ống xét nghiệm, thể tích mẫu, bảo quản, thông tin bệnh phẩm…
  • Đọc hiểu và cam kết thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng máy ly tâm, pipet, cách sử dụng và thao tác trên phần mềm nhận mẫu…
  • Đọc hiểu và cam kết thực hiện đúng hướng dẫn chuyển mẫu đến các nhóm phân tích xét nghiệm.
  • Nhân viên Phòng xét nghiệm được đào tạo về kĩ năng nhận biết các yêu cầu về mẫu bệnh phẩm đạt hoặc không đạt 
  • Thời gian thích hợp cho bước nhận mẫu đến khi chuyển mẫu đến nhóm phân tích tối đa khoảng 10 15 phút cho mỗi lô mẫu.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây