1

Phẫu thuật khúc xạ - bệnh viện 103

Phẫu thuật khúc xạ hiện nay được chia làm hai nhóm chính, đó là can thiệp trên giác mạc và can thiệp nội nhãn nhằm thay đổi công suất khúc xạ của nhãn cầu

1. Phẫu thuật trên giác mạc

1.1. Phẫu thuật bằng Laser Excimer

Phẫu thuật bề mặt: PRK, LASEK, EpiLASIK.

Đây là phương pháp chiếu laser lên nền nhu mô sau khi bóc lớp biểu mô bề mặt.

  • Ưu điểm: Không làm thay đổi cấutrúc giải phẫu của giác mạc, có thể phẫu thuật cho những trường hợp giác mạc mỏng, không bị các biến chứng liên quan đến vạt giác mạc, nguy cơ dãn phình giác mạc thấp.
  • Nhược điểm: Kích thích và cộm xốn khi lớp biểu mô chưa tái tạo hoàn toàn, có nguy cơ mờ giác mạc khi điều trị độ cao.

Phẫu thuật cắt lớp: LASIK

Phương pháp này cắt một lớp mỏng của giác mạc, với chiều dày từ 90-200 micron bao gồm toàn bộ lớp biểu mô và một phần nhu mô trước. Sau đó, lớp vạt giác mạc được lật lên và tia laser tác dụng lên nền nhu mô bên dưới.

  • Ưu điểm: Không đau, nhanh lành, thị lực sau mổ phục hồi rất nhanh, tính chính xác cao.
  • Nhược điểm: Tiềm ẩn nguy cơ biến chứng vạt trong và sau khi phẫu thuật, không điều trị được cho những trường hợp giác mạc mỏng, độ cận cao, không phù hợp với những ngành nghề có tính chất đối kháng về thể lực hoặc xác suất chấn thương cao. LASIK tiềm ẩn nguy cơ dãn phình giác mạc cao hơn phẫu thuật laser bề mặt.

1.2. Phẫu thuật rạch giác mạc

Rạch giác mạc hình nan hoa

  • Là phương pháp rạch giác mạc hình tia để giảm công suất của giác mạc. Giác mạc được rạch 8-16 đường bằng dao kim cương. Phẫu thuật này do giáo sư Fedorov người Nga đưa ra và thịnh hành vào những năm 80 của thế kỷ 20.
  • Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa có tính chính xác thấp, tỷ lệ thoái cận cao, bệnh nhân bị rối loạn thị giác ban đêm. Do vậy từ khi ra đời, phẫu thuật Laser Excimer đã dần thay thế. Hiện nay, phẫu thuật này rất ít được thực hiện.

Rạch giác mạc điều trị loạn thị

  • Rạch giác mạc điều trị loạn thị được bác sĩ Schiotz người Na-uy thực hiện lần đầu vào năm 1885 trên bệnh nhân loạn thị 19,5 D sau mổ đục thủy tinh thể. Đường rạch được thực hiện trên kinh tuyến cong nhất của giác mạc.
  • Hiện nay phẫu thuật rạch giác mạc điều trị loạn thị thường được thực hiện phối hợp phẫu thuật Phaco để giảm độ loạn hiện hữu của giác mạc. Gần đây, Laser Femtosecond (Femtosecond Laser) bắt đầu được ứng dụng để thực hiện phẫu thuật rạch giác mạc.
  • Đây là một công cụ phẫu thuật tiềm năng, kiểm soát được chiều dài, chiều sâu, vị trí của đường rạch giác mạc đến từng micron. Nhờ vậy tính chính xác cao hơn nhiều so với phẫu thuật bằng tay sử dụng dao kim cương.

1.3. Đặt vòng implant trong giác mạc (Intracorneal Ring Segments – INTACTS)

Sau khi tạo đường hầm bằng dao kim cương hoặc Laser Femtosecond, hai đoạn của vòng dẹt bằng nhựa được luồn vào nhu mô giác mạc chu biên nhằm làm dẹt giác mạc để điều trị cận thị.

Có thể điều trị độ cận nhẹ từ -3,0D trở xuống. Tuy nhiên, phẫu thuật này hiện ít áp dụng để điều trị cận thị mà chủ yếu để làm chậm tiến triển của bệnh giác mạc hình chóp hoặc biến chứng dãn phình giác mạc.

  • Ưu điểm: Có thể tái hồi, lấy vòng ra khi cần.
  • Nhược điểm: Tính xâm lấn cao hơn so với Laser Excimer, khúc xạ dao động, không điều trị được độ cao.

1.4. Phẫu thuật khác trên giác mạc

Để điều trị lão thị, người ta sử dụng nhiệt, sóng radio cao tần. Năng lượng này tác dụng lên giác mạc qua một đầu dò làm co rút các sợi collagen và thay đổi công suất giác mạc.

Nhưng kết quả điều trị bằng phương pháp này thường không bền và phải làm bổ sung nhiều lần. Gần đây với ứng dụng của Laser Femtosecond, người ta cắt các vòng đồng tâm nội trong nhu mô giác mạc để tăng công suất giác mạc vùng trung tâm, điều trị lão thị mà không cần cắt vạt giác mạc.

Kỹ thuật này được gọi tên là IntraCOR, hiện đang được nghiên cứu để điều trị cận và loạn thị.

2. Phẫu thuật nội nhãn

Đối với những trường hợp tật khúc xạ nặng, vượt quá biên độ điều trị cho phép của Laser Excimer, can thiệp nội nhãn là giải pháp phù hợp.

2.1 Đặt bổ sung thủy tinh thể nhân tạo (Phakic IOL)

Đây là phương pháp đặt bổ sung một thấu kính nhân tạo nội nhãn ở tiền phòng hoặc hậu phòng. Thủy tinh thể tự nhiên không bị lấy ra do vậy mắt vẫn giữ được khả năng điều tiết sau khi phẫu thuật.

  • Chỉ định được áp dụng cho các bệnh nhân cận và viễn nặng, tuổi dưới 40, chiều sâu tiền phòng và mật độ tế bào nội mô trong giới hạn cho phép. Chất liệu các thế hệ kính mới cho phép sản xuất các thủy tinh thể nhân tạo mềm, có điều chỉnh loạn thị, nhờ vậy kết quả sau mổ khá tốt.
  • Ưu điểm: Điều trị được các trường hợp tật khúc xạ nặng và rất nặng, bảo tồn chức năng điều tiết.
  • Nhược điểm: Phẫu thuật nội nhãn, tác dụng duy trì chức năng điều tiết có tính tạm thời. Khi bệnh nhân bị đục thủy tinh thể phải lấy ra để thực hiện phẫu thuật Phaco và thay thủy tinh thể nội nhãn mới.

2.2. Thay thủy tinh thể nội nhãn (Clear lens extraction)

Phẫu thuật Phaco trên mắt thủy tinh thể trong và gắn thấu kính nội nhãn điều trị tật khúc xạ đã được thực hiện cách đây hơn 100 năm bởi bác sĩ Fukala người Đức.

  • Với thế hệ kính nội nhãn đơn tiêu, sau phẫu thuật bệnh nhân mất khả năng điều tiết. Đây là nhược điểm lớn nhất của phẫu thuật này. Nhưng hiện nay, những thế hệ kính nội nhãn mới, đa tiêu hoặc kính có chức năng giả điều tiết giúp bệnh nhân duy trì được thị lực gần, không cần đeo kính.
  • Bên cạnh đó, còn có tính năng chống quang sai bậc cao, ngăn ánh sáng xanh và có cả độ trụ để điều chỉnh loạn thị. Những tiến bộ này đã nâng cao tính ứng dụng của phương pháp thay thể thủy tinh trong phẫu thuật khúc xạ hiện đại.
  • Ưu điểm: Điều trị được các trường hợp tật khúc xạ nặng và rất nặng, bảo tồn chức năng điều tiết. Kết quả có tác dụng vĩnh viễn, giải quyết trước vấn đề đục thể thủy tinh và lão thị.
  • Nhược điểm: Phẫu thuật nội nhãn và nguy cơ biến chứng tương tự như phẫu thuật Phaco.

Tóm lại, tật khúc xạ chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các bệnh về mắt. Nhóm mắc bệnh trải đều từ trẻ em đến người lớn tuổi. Được tổ chức Y tế thế giới xếp vào loại bệnh mù có thể điều trị được, tật khúc xạ không gây mất thị lực nhưng ảnh hưởng đến sức lao động của xã hội và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để điều trị, có nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp, tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh và các đặc điểm về giải phẫu của mắt.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 02:58
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2
Thực hiện mổ cận và mổ lác cách nhau chỉ 1,5 tháng
 3 năm trước
 742 Lượt xem
NHỮNG LẦM TƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ NHỮNG LẦM TƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ 44:33
NHỮNG LẦM TƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ
Tật khúc xạ là một dạng rối loạn mắt phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hệ quả của các tật...
 3 năm trước
 638 Lượt xem
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI 03:04
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
Vào độ tuổi 50 trở đi, cũng như tất cả các bộ phận khác trên cơ thể, mắt của chúng ta bắt đầu lão hoá và dần xuất hiện các triệu chứng bệnh khác...
 3 năm trước
 607 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 752 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 727 Lượt xem
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ 02:21
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Theo WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng 18 triệu người bị mù hai mắt do đục thủy tinh thể. Tại Việt Nam, Mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 66,1% các...
 3 năm trước
 672 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây