1

Phác đồ giúp giảm LDL hiệu quả - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Một nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh nhân, bị tăng cholesterol huyết không đạt được nồng độ lipid mục tiêu với rosuvastatin, sẽ có cơ hội tốt hơn đạt được các mục tiêu bằng cách thêm ezetimibe, chứ không phải tăng gấp đôi liều rosuvastatin.

Nghiên cứu bao gồm 440 người trưởng thành bị tăng cholesterol máu và có nguy cơ mức vừa hoặc cao bị bệnh tim mạch. Tuổi trung bình là 61. Sau 4 tuần điều trị bằng rosuvastatin 5 hoặc 10 mg/ngày, các đối tượng không đạt được mục tiêu LDL sẽ được dùng thêm ezetimibe 10 mg/ngày hoặc tăng liều rosuvastatin từ 5 lên 10 mg/ngày hoặc từ 10 lên 20 mg/ngày.

Các tác dụng phụ “nói chung là thấp” và không khác nhau giữa các nhóm. Thêm ezetimibe vào rosuvastatin làm giảm 21% cholesterol LDL, trong khi tăng gấp đôi liều rosuvastatin chỉ làm giảm được 5,7% LDL – 15,2% là sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm (p <0,001). Các tác giả nhận xét việc giảm 21% LDL từ khi bắt đầu nghiên cứu bằng thêm ezetimibe là tương tự với mức đã được thấy trong các thử nghiệm với các thuốc statin khác. Giảm khoảng 6% LDL bằng tăng liều rosuvastatin cũng tương tự với mức thấy ở các thử nghiệm tăng liều statin khác.

Dữ liệu riêng lẻ cho thấy kết hợp ezetimibe với rosuvastatin 5 mg làm giảm cholesterol LDL với mức độ lớn hơn nhiều so với rosuvastatin 10 mg (khác nhau 12,3%, p<0,001). Tương tự như vậy, kết hợp ezetimibe với rosuvastatin 10 mg làm giảm cholesterol LDL nhiều hơn so với dùng rosuvastatin 20 mg (khác nhau 17,5%, p<0,001).

Các nhà nghiên cứu báo cáo là sau 6 tuần, so với tăng gấp đôi liều rosuvastatin, thì bổ sung ezetimibe đạt được mức lớn hơn đáng kể nồng độ LDL mục tiêu là <70 mg/dL (43,8% so với 17,5%; p<0,001) và <100 mg/dL (59,4% so với 30%, p<0,001). Thêm ezetimibe cũng làm giảm nhiều hơn đáng kể cholesterol toàn phần, cholesterol không HDL và apolipoprotein B (p<0,001) và dẫn tới các tác dụng tương tự về những thông số lipid khác. Các tác giả nói nghiên cứu này cho thấy tính hiệu quả và an toàn tương đương của ezetimibe kết hợp với rosuvastatin và của tăng liều rosuvastatin.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây