1

Nứt hậu môn: bệnh lý chưa được quan tâm đúng mức - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Tổng quan

  • Nứt ống hậu môn là một vết rách nhỏ trên da và niêm mạc hậu môn. Nứt ống hậu môn có thể xảy ra khi bạn đi cầu táo bón hoặc phân quá cứng. Đây là một trong bệnh lý điển hình thường gây đau rát hậu môn và chảy máu khi đi cầu.
  • Nứt ống hậu môn thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng cũng là nguyên nhân chảy máu hậu môn hay gặp ở tuổi thiếu niên . Đa số bệnh sẽ khỏi trong vài tuần với việc cải thiện tình trạng táo bón, nhưng một số ít nứt hậu môn sẽ thành mạn tính và cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

  • Đau hậu môn nhiều khi đi cầu, đau rát có thể kéo dài đến vài giờ.
  • Có máu đỏ tươi dính phân hoặc giấy vệ sinh.
  • Ngứa ngáy, khó chịu quanh hậu môn.
  • Có thể thấy một vết rách trên da quanh hậu môn.
  • Thường có da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vị trí vết nứt.

3. Nguyên nhân

Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Phân cứng hoặc phân quá lớn;
  • Táo bón và phải rặn nhiều khi đi cầu;
  • Tiêu chảy kéo dài;
  • Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng;
  • Bệnh Crohn’s  hoặc các bệnh viêm đại tràng khác

Các nguyên nhân ít gặp hơn:

  • Quan hệ tình dục ngã hậu môn;
  • Ung thư hậu môn- trực tràng.
  • HIV;
  • Lao hậu môn –trực tràng;
  • Giang mai.

4. Yếu tố nguy cơ

  • Trẻ em: nhiều trẻ nhỏ bị nứt hậu môn trong những năm đầu đời mà không  có nguyên nhân.
  • Người lớn tuổi :nhiều người lớn tuổi có thể bị nứt hậu môn do sự giảm máu nuôi, hậu quả của việc giảm tưới máu vùng hậu môn trực tràng.
  • Táo bón: rặn nhiều khi đi cầu và phân quá cứng tăng nguy cơ bị nứt hậu môn.
  • Hậu sản: Nứt hậu môn thường xảy ra vối phụ nữ trong thời kì hậu sản, có lẽ do ăn uống quá kiêng khem gây táo bón.
  • Bệnh Crohn’s.

5. Biến chứng

  • Nứt hậu môn mạn tính: nứt hậu môn không lành sau 6 tuần sẽ trở thành mạn tính.
  • Nứt hậu môn tái phát: những người từng bị nứt hậu môn một lần, có nguy cơ sẽ bị lần khác.
  • Vết nứt lan vào cơ vòng hậu môn: nứt hậu môn có thể ăn sâu vào cơ vòng hậu môn, làm cho vết nứt khó lành. Giai đoạn này cần điều trị thuốc hoặc phải phẫu thuật.

6. Chẩn đoán

  • Nội soi trực tràng: Thường được thực hiện ở bệnh nhân dưới 50 tuổi, không có yếu tố nguy cơ bệnh lí ruột non hay ung thư đại tràng.
  • Nội soi đại tràng: Thực hiện đối với bệnh nhân trên 50 tuổi, cho phép khảo sát toàn bộ đại tràng.
  • Đo áp lực hậu môn: Nhằm đánh giá trương lực cơ thắt hậu môn, cũng như đo độ nhạy cảm và chức năng của trực tràng.

7. Điều trị

  • Nứt ống hậu môn thường lành trong vài tuần, nếu bệnh nhân giữ cho phân mềm và điều trị táo bón hay tiêu chảy. Tuy nhiên nếu vết nứt không lành trong 6 đến 8 tuần, bệnh nhân cần điều trị thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật.
  • Đối với trẻ nhũ nhi bị nứt hậu môn, thay tã thường xuyên và giữu hậu môn khô sạch, chống táo bón và giữ trẻ không rặn nhiều khi đi cầu.

* Điều trị không phẫu thuật:

Thay đổi lối sống: bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn, uống nhiều nước hơn, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc làm mềm phân, nếu vẫn không có hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp không phẫu thuật sau:

  • Bổ sung chất xơ: cung cấp chất xơ thường xuyên giúp làm mềm phân và dễ đi tiêu, tránh gây nứt thêm.
  • Ngâm hậu môn:. Ngâm nước ấm 10 đến 20 phút nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi đi tiêu, sẽ giúp thư giãn cơ thắt giúp dễ lành bệnh. Không sử dụng xà phòng hoặc tắm bông bóng vì có thể gây kích ứng vùng hậu môn.
  • Thuốc kem: Anusol-HC, oxit kẽm…. giúp làm giảm khó chịu từ vết nứt nhẹ.
  • Nitrogylcerin: bôi nitroglycerin vùng hậu môn giúp giãn mạch và gia tăng lượng máu đến vết nứt, giúp vết nứt mau lành. Liệu pháp này cũng giúp làm giảm áp lực cơ thắt hậu môn, giúp giảm bớt sự co thắt và giảm đau. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, huyết áp thấp và chóng mặt
  • Botox:  Tiêm một liều nhỏ của onabotulinumtoxinA (Botox) vào cơ vòng hậu môn làm liệt các cơ thắt trong vài tháng, gây giãn cơ thắt. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau tại chỗ tiêm hay nhẹ, tạm thời rò rỉ khí hoặc phân (hậu môn không kiểm soát).
  • Thuốc chẹn kênh calci: nifedipine (Adalat) và diltiazem (Cardizem), uống hoặc nghiền thành một chất gel và bôi vào vết nứt, góp phần làm giãn cơ thắt.

Phẫu thuật:

  • Nứt hậu môn mãn tính nếu không chữa lành với phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
  • Phẫu thuật liên quan đến việc cắt giảm một phần nhỏ của cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và đau , giúp vết nứt mau lành.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây