1

Những giải đáp mới nhất về bệnh cúm A/H1N1 - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Dùng Tamiflu trong khi đang dùng các loại thuốc khác liệu có gây phản ứng thuốc? Thai phụ có nên hoang mang? Có thể chẩn đoán bệnh qua điện thoại?... là những thắc mắc nhiều nhất trong thời gian qua.

Giai đoạn ủ bệnh của cúm A/H1N1?

Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài khoảng 7 ngày - tức là bệnh đã xuất hiện trong cơ thể 1 tuần trước khi bắt đầu khởi phát, có thể nhận thấy bằng mắt thường. Vi rút lúc này sẽ lan từ người sang người qua các giọt chất lỏng bắn ra từ mũi, miệng và do sờ vào các đồ vật có mang vi rút.

Có những bệnh khác cùng biểu hiện như cúm A/H1N1 không? 

Hoàn toàn có thể. Đây là vấn đề mà các chuyên gia, bác sĩ đang phải đối mặt khi chẩn đoán cho bệnh nhân mà không làm các xét nghiệm. Rõ ràng là có rất nhiều biểu hiện bao gồm thân nhiệt và 1 biểu hiện khác, vì thế có thể nhầm là bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn, viêm phổi ở trẻ em hay thậm chí là nhiễm trùng đường tiểu.

Cũng có những vi rút thường xâm nhập đường hô hấp như cúm nhưng không phải cúm A/H1N1, và có cùng các triệu chứng. Vì thế chẩn đoán cúm từ xa là một việc rất khó.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chuyên môn, những người bị cúm A/H1N1 có thân nhiệt tăng rất nhanh, chỉ cần 1 vài tiếng là từ thân nhiệt bình thường đã lên tới trên 38oC.

Phụ nữ có phải là đối tượng được loại trừ?

Không có bằng chứng nào cho thấy phụ nữ thuộc nhóm miễn nhiễm. Một số thai phụ bị nhiễm vi rút H1N1 đã gặp các biến chứng như viêm phổi, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân họ và đe dọa sự sống của thai nhi.  

Thực tế là nguy cơ sẽ cao nhất ở những thai phụ đang mang thai trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, phần lớn thai phụ nhiễm vi rút H1N1 sẽ nhanh chóng bình phục mà không gặp bất kỳ rắc rối nào.

Đi nghỉ có nên mang theo Tamiflu? 

Điều này chưa được khuyến cáo. Hiện việc dự trữ thuốc Tamiflu đang rất hữu hạn, chỉ đủ cung cấp cho những người đã có biểu hiện của bệnh và phần lớn những người nhiễm bệnh ở tình trạng nhẹ và không cần thiết phải uống Tamiflu.

Tamiflu có tương tác với các loại thuốc khác? 

Hiện chưa có bất kỳ bằng chứng nào về sự tương tác giữa Tamiflu với các loại thuốc đặc trị khác. Khuyến cáo duy nhất chỉ là thận trọng khi sử dụng ở những bà mẹ đang cho con bú và những người có vấn đề về thận.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG 01:33
KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG
Nằm trong top các bệnh truyền nhiễm phổ biến, thủy đậu trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng chưa bao giờ chấm dứt. Tại Việt Nam chưa có chủng ngừa mở rộng...
 3 năm trước
 571 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 738 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12094 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây