1

Một số điều cần biết về xét nghiệm AMH - Bệnh viện 108

AMH (Anti-mullerian Hormone):

  • Được tiết ra bởi các tế bào Sertoli của tinh hoàn trong thời kỳ phôi của thai nhi nam.
  • Ở phụ nữ, AMH là một hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang buồng trứng. 
  • AMH phản ánh số lượng trứng được sản xuất vào chu kỳ hàng tháng của phụ nữ.
  • Mức độ AMH trong máu của một người phụ nữ là một chỉ số về dự trữ buồng trứng của họ và rất hữu ích trong việc đánh giá tình trạng sinh sản của người đó.

Mục đích:

  • Để khảo sát hoạt động của buồng trứng
  • Khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng.
  • Theo dõi sự phát triển nang noãn và có rụng trứng trong chu kỳ khảo sát hay không.

Cơ chế:

  • AMH được tiết trực tiếp bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng và có liên quan trực tiếp với số lượng nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng.
  • AMH được sản xuất nhiều nhất ở nang tiền hốc (preantral) và có hốc nhỏ dưới 4mm (antral), nghĩa là những nang noãn còn non và đang phát triển ở buồng trứng.
  • Nồng độ AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng.
  • Dự trữ buồng trứng càng tốt có nghĩa là khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao và ngược lại.
  • Nồng độ AMH không thay đổi theo chu kỳ kinh nên có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh.
  • Đặc điểm này của AMH giúp việc xét nghiệm nội tiết đánh giá buồng trứng trở nên thuận tiện rất nhiều cho bệnh nhân.
  • Nồng độ AMH không thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh và giảm dần theo tuổi.
  • Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml (14,28 – 48,55pmol/L).
  • Ngoài ra, nồng độ AMH cao hơn giá trị trên cũng quan sát thấy ở những phụ nữ buồng trứng đa nang.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây