1

Mẹ bị cảm cúm, có nên cho con bú?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ đặc biệt là giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi, bởi vì trong sữa mẹ ngoài có những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ thì còn chứa một lượng kháng thể giúp trẻ chống chọi lại với bệnh tật trong giai đoạn đầu đời. Thế nhưng việc bà mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú hay không?

1. Bệnh cảm cúm do đâu?

Cúm là bệnh do một loại virus có thể lây lan qua đường hô hấp và tạo thành dịch, virus cúm có thể lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua những hạt nước nhỏ li ti mà người bệnh bắn ra hay qua sự tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virus. Khi virus xâm nhập vào sẽ cần qua hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, nếu qua được hàng rào này sẽ gây ra bệnh cúm với những biểu hiện như: Ho, hắt hơi, chảy mũi, khạc đờm trong, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Bệnh cảm cúm không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng lâm sàng. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 14 ngày, tuy nhiên có một số ít những người có sức đề kháng kém như người già, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có thể gặp những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não màng não, viêm và hoại tử cơ, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

2. Mẹ bị cúm có cho con bú được không?

Bệnh cúm có thể gặp ở mọi đối tượng, cho nên với những người đang cho con bú mắc bệnh có thể xảy ra. Đặc biệt trong giai đoạn dịch cúm. Theo nghiên cứu thì chưa có một bằng chứng nào có thể chứng minh được virus cúm có trong sữa mẹ nên việc uống sữa mẹ không làm cho trẻ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh cúm lại lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, như vậy khi mẹ bị cúm thì nguy cũng có nguy cơ lây cho con qua đường thở. Khi mẹ bị cúm nếu không chú ý phòng ngừa cho con thì mẹ dễ dàng lây bệnh cho trẻ, bởi mẹ là người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, đặc biệt với những trẻ còn bú mẹ.

Tuy nhiên, bà mẹ khi bị cảm cúm vẫn nên nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, mẹ có thể cho bé bú trực tiếp nhưng cần phải phòng tránh những nguy cơ gây bệnh cho con và chú ý những thuốc đang sử dụng có tiết qua sữa gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ hay không.

Thường thì điều trị cúm sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt và các vitamin nâng cao sức khỏe thì không ảnh hưởng tới việc cho con bú.

Mẹ bị cảm cúm, có nên cho con bú?
Mẹ bị cúm thì nguy cũng có nguy cơ lây cho con qua đường thở

3. Những lưu ý cho trẻ bú khi mẹ đang bị cúm

Với những bà mẹ đang cho con bú mà không may bị cảm cúm thì điều lo lắng nhất là lấy bệnh cho con, để hạn chế việc lây bệnh cho con mẹ cần chú ý:

  • Trường hợp có các biểu hiện bị cúm nặng như hắt hơi liên tục, ho, khạc đờm liên tục thì nên cách ly với con một thời gian, đeo khẩu trang để tránh phóng virus ra môi trường bên ngoài vào đồ vật cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh cho con. Tạm ngừng việc cho con bú khoảng vài ngày, khi các dấu hiệu thuyên giảm, thay vào đó thì vắt sữa cho con ty bằng bình hay xúc thìa. Chú ý khi vắt sữa nên đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ tay, núm vú và dụng cụ vắt để tránh virus vào sữa của bé. Khi đỡ các dấu hiệu thì có thể tiếp tục cho con bú nhưng phải đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay trước khi bế bé, lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để loại bỏ virus.
  • Trường hợp nhẹ thì vẫn duy trì cho bé bú như bình thường nhưng cần đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay bằng xà phòng trước khi bế bé, lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để loại bỏ virus. Chỉ nên tiếp xúc với bé khi cho bú, còn những chăm sóc cho bé khác như thay bỉm, rửa mặt... nên nhờ sự trợ giúp của người trong gia đình, để tránh nguy cơ lây lan tối đa cho bé.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang để tránh lây cho người nhà và tránh thải virus ra môi trường thông qua việc hắt hơi, ho...
  • Không được đưa tay lên vùng mặt của bé, không hôn trẻ khi đang bị cúm.
  • Có thể cho bé bú bình thường lại sau khi khỏi bệnh khoảng 2 tuần từ khi mắc bệnh.
  • Khi sử dụng thuốc cần ngoài những thuốc điều trị triệu chứng thông thường cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Nên chú ý tránh để bị nhiễm cúm trong thời gian này bằng cách tiêm phòng cúm và tránh tiếp xúc gần những người đang mắc bệnh. Khi trẻ đủ tháng tuổi nên tiêm phòng cúm cho trẻ.

Nói chung, khi mẹ bị cúm vẫn hoàn toàn có thể cho trẻ bú trực tiếp nhưng cần phải hết sức cẩn thận để tránh lấy bệnh cho bé. Vì trẻ trong giai đoạn này nếu bị cúm thì hết sức nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng. Vì vậy, tốt nhất trong giai đoạn này mẹ nên chú ý và tiêm phòng đầy đủ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây