1

Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen? - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh hen

  • Hen là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc đường thở làm tăng phản ứng của phế quản một cách thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản, gây ra các cơn khó thở, thở khò khè cấp tính.
  • Sự co thắt phế quản này không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng các thuốc giãn phế quản.
  • Hiện tượng viêm mạn tính trong bệnh hen không thể khỏi hoàn toàn, vì vậy hen không thể điều trị khỏi nhưng có thể kiểm soát được.

Những dấu hiệu

  • Ho, thở khò khè, cò cử
  • Nặng ngực
  • Khó thở về đêm gần sáng hay khi thay đổi thời tiết
  • Bản thân có tiền sử dị ứng (mề đay, viêm mũi dị ứng) hoặc gia đình có người mắc bệnh hen hay tiền sử dị ứng khác 

Triệu chứng 

  • Triệu chứng điển hình của bệnh hen là cơn khó thở kịch phát do co thắt phế quản.
  • Bệnh nhân thường có tiền triệu: ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt hơi. Sau đó xuất hiện cơn khó thở nhanh, khó thở ra nhiều hơn, thở khò khè, cò cử, có thể nghe thấy tiếng rít.
  • Cơn khó thở có thể tự hết hoặc sau khi dùng các thuốc giãn phế quản và thường kết thúc bằng cơn ho đờm trong, quánh, dính.
  • Ngoài cơn hen, bệnh nhân có thể hoàn toàn bình thường.

Một số thể không điển hình:

  • Hen ban đêm: cơn xảy ra về đêm
  • Hen do gắng sức: cơn hen xuất hiện khi gắng sức
  • Thể ho đơn thuần: ho kéo dài, tái phát nhiều lần, không khó thở, không khò khè 
  • Những yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen
  • Các dị nguyên trong nhà: lông động vật, bọ nhà, bụi nhà, nấm mốc..
  • Các dị nguyên môi trường: không khí lạnh, ô nhiễm môi trường, khói bụi, thuốc lá, thuốc lào…
  • Bản thân bệnh nhân: nhiễm khuẩn, nhiễm virus, lo lắng, căng thẳng, gắng sức quá mức, dùng một số loại thuốc gây co thắt phế quản…

Kiểm soát bệnh hen

  • Cải thiện lối sống:
  • Ngừng hút thuốc;
  • Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý;
  • Tránh lo lắng, căng thẳng;
  • Giữ vệ sinh môi trường và nhà ở;
  • Tránh các yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen (phấn hoa, bụi nhà, lông động vật…).
  • Học cách tự kiểm soát cơn hen tốt hơn:
  • Sử dụng đúng cách các dụng cụ phân phối thuốc;
  • Không lạm dụng corticosteroid đường toàn thân (uống, tiêm truyền);
  • Tuân thủ điều trị và theo dõi của bác sĩ;
  • Theo dõi lưu lượng đỉnh kế cá nhân;
  • Sử dụng nhật ký theo dõi hen.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây