1

Hormone Prolactin là gì?

Prolactin là một hormone quan trọng liên quan đến sự sản xuất sữa của phụ nữ đồng thời có ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng khác của tế bào. Prolactin cũng có giá trị trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về chức năng sinh sản của cả hai giới.

1. Hormone Prolactin là gì?

 

Prolactin (PRL) hay còn gọi là luteotropic hormon hoặc luteotropin, đó là một loại protein có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tiết sữa. Prolactin được nhà bác học Oscar Riddle tìm thấy ở động vật vào năm 1930, sau đó đến năm 1970 thì được xác nhận trên người bởi Henry Friesen.

Prolactin được sản xuất ra từ thùy trước của tuyến yên và tiết theo từng giai đoạn nhằm đáp ứng các vấn đề về ăn uống, giao hợp, điều trị liên quan đến estrogen, quá trình rụng trứng và vai trò quan trọng nhất là kích thích sản xuất sữa.

Sự tiết prolactin của tuyến yên được điều hòa bởi các tế bào thần kinh của tuyến nội tiết ở vùng dưới đồi:

  • Tế bào thần kinh TIDA: Là tế bào quan trọng nhất của hạt hạnh nhân vòng cung tiết ra dopamine (hormone ức chế sự sản sinh prolactin) tác động lên thụ thể D2 của lactotrophs gây ức chế tiết prolactin.
  • Hormone giải phóng thyrotropin giúp kích thích giải phóng prolactin.

Prolactin có trọng lượng phân tử khoảng 22 - 23 kD. được cấu tạo bởi 198 loại acid amin khác nhau. Trong huyết thanh, prolactin tồn tại dưới 3 dạng khác nhau:

  • Dang đơn phân: Chiếm 80%, là dạng có hoạt tính sinh học và khả năng miễn dịch.
  • Dạng nhị phân: Chiếm 5 - 20%, dạng này không có hoạt tính sinh học.
  • Dạng tứ phân: Chiếm 0,5 - 5%, là dạng có hoạt tính sinh học thấp.

Prolactin có cả ở nam giới và nữ giới, thường tăng cao ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

Chỉ số prolactin ở nam giới: 2 - 18 ng/ml.

Nữ giới: Ở người không mang thai là 2 - 29ng/ml, ở phụ nữ có thai và cho con bú là 10 - 209 ng/ml.

2. Vai trò của hormone Prolactin


Prolactin đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều hòa hệ miễn dịch và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tuyến tụy.Prolactin hoạt động theo cơ chế tương tự như cytokine, giữ vai trò quan trọng trong:

  • Điều hòa hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Liên quan đến quá trình sinh trưởng của tế bào.
Hormone Prolactin là gì?
Vai trò của hormone Prolactin liên quan đến quá trình sinh trưởng của tế bào

 

  • Ảnh hưởng đến quá trình biệt hóa tế bào.
  • Chống lại sự chết có chu trình của tế bào.
  • Prolactin có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tạo máu, sinh tăng sinh mạch máu, đồng thời tham gia cả vào quá trình đông máu.

Cơ quan đích của prolactin là tuyến vú với vai trò thúc đẩy sự phát triển của tuyến vú đồng thời biệt hóa tuyến vú, kích thích tuyến vú tiết sữa sau khi sinh con rồi kết hợp với oxytocin để đẩy sữa ra ngoài. Một số trường hợp sau sinh không có đủ sữa cho con bú cũng có thể do bị suy giảm prolactin sau sinh gây ra.

Trong hệ sinh sục, prolactin còn được gọi là kích tố dưỡng thể vàng. Nó liên quan trực tiếp đến quá trình rụng trứng để hình thành kinh nguyệt và tạo điều kiện thụ thai. Nồng độ prolactin máu tỉ lệ nghịch với nồng độ estrogen máu. Khi nồng độ prolactin tăng cao sẽ làm giảm lượng estrogen. Điều này đồng nghĩa với việc cản trở quá trình estrogen tác động âm tính ngược lên trục dưới đồi - tuyến yên để tăng tiết LH. Khi hormone LH không được sản xuất, không có yếu tố kích thích rụng trứng dẫn đến vô kinh, tắt kinh và khó thụ thai, vô sinh hiếm muộn.

Trên lâm sàng, người ta dựa vào kết quả xét nghiệm prolactin máu để hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị. Chỉ số prolactin máu có thể giúp đánh giá:

  • Đánh giá chức năng tuyến yên hay các bệnh lý của tuyến yên.
  • Chẩn đoán nguyên nhân của các vấn đề của hệ sinh dục ở cả nam giới như vô sinh, vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,...
  • Giúp chẩn đoán và hỗ trợ điều trị các khối u như u tuyến vú, u tuyến yên hay các khối u tăng sản xuất prolactin...

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây