1

Helicobacter Pylori- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Các hướng dẫn hiện thời về điều trị H pylori

Chủ yếu dựa trên Hướng Dẫn Maastricht do Nhóm Nghiên Cứu Helicobacter của Châu Âu công bố. 

Nhóm Đồng Thuận Maastricht vừa nhóm họp lại năm 2005 để cập nhật các hướng dẫn điều trị dưới ánh sáng của các công bố mới đây. Các hướng dẫn mới này có tính cách toàn cầu hơn vì đề cập đến những vấn đề quốc tế, đặc biệt khía cạnh y học cộng đồng của ung thư dạ dày.

Về điều trị có một số thay đổi 

  • Mặc dù phác đồ điều trị 3 thứ thuốc uống ngày 2 lần trong thời gian một tuần là đủ cho đa số các vùng trên thế giới, lợi ích điều trị sẽ tăng được thêm 12% nếu kéo dài thêm liệu trình đến 2 tuần.
  • Trong thực tế, các phác đồ điều trị không phải lúc nào cũng thành công như đã được công bố trong các thử nghiệm lâm sàng. Điều này không thể giải thích đơn thuần bằng vấn đề tuân thủ điều trị. Một cách giải thích phù hợp hơn là tình trạng viêm dạ dày đang được điều trị sẽ kích ứng loét tiêu hoá trước đây.
  • Xuất độ của loét tiêu hoá và nhiễm H pylori đã giảm ngoạn mục trong thời gian gần đây.
  • Đề kháng với Clarithromycin ngày càng tăng và xuất hiện như một chống chỉ định cho việc tiếp tục điều trị bằng loại kháng sinh này.
  • Nếu tỉ lệ kháng thuốc trong cộng đồng vượt ngưỡng 20%, việc dùng kháng sinh cần phải dựa trên cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
  • Các phân tích gộp cho thấy phối hợp Metronidazole-Clarithromycin hiệu quả hơn Amoxicillin-Clarithromycin.
  • Bismuth có ích trong điều trị đầu tay. Phối hợp Bismuth trong điều trị bộ 4 được một số tác giả khuyên dùng.
  • Levofloxacin xuất hiện như một kháng sinh hiệu quả để dùng trong điều trị ở hàng thứ 2, nhưng đa số các nghiên cứu mới công bố đều đã dùng nó như thuốc điều trị đầu tay.
  • Hiệu quả của furazolidine thường hay bị xem nhẹ.
  • Rifabutin đã được dùng trong các phác đồ điều trị cứu nguy nhưng do có lo ngại về khả năng sản sinh ra những dòng trực khuẩn lao kháng thuốc nên thuốc này ít được dùng trong thực hành.
  • Điều trị theo trình tự (sequential treatment) cũng đã được tán thành
  • Một điều quan trọng nữa là phải tiếp tục theo dõi kết quả của việc tiệt trừ H pylori và liên kết với một phòng thí nghiệm tốt để đánh giá vấn đề kháng thuốc.
  • Việc điều trị Helicobacter pylori dù là khá phức tạp vẫn tiếp tục gặt hái được nhiều thành công, và cần nghĩ đến khả năng chế tạo được vaccin dự phòng vi khuẩn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BỆNH NHÂN CẤP CỨU LÚC NỬA ĐÊM: "PHƯƠNG ĐÔNG KHÔNG CÓ ĐIỂM TRỪ" BỆNH NHÂN CẤP CỨU LÚC NỬA ĐÊM: "PHƯƠNG ĐÔNG KHÔNG CÓ ĐIỂM TRỪ" 03:17
BỆNH NHÂN CẤP CỨU LÚC NỬA ĐÊM: "PHƯƠNG ĐÔNG KHÔNG CÓ ĐIỂM TRỪ"
 Gặp tình trạng đau bụng dữ dội khi đang làm việc, chị Mai Yên được đưa tới cấp cứu tại 1 cơ sở y tế với chẩn đoán viêm phúc mạc tử cung và 2...
 3 năm trước
 621 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây