1

Glocom cấp - bệnh viện 103

1.  Đại cương

Glocom cấp (glôcôm góc đóng, glôcôm cương tụ, thiên đầu thống) là một bệnh cấp cứu nhãn khoa.

2. Cơ chế bệnh sinh

2.1.  Nhãn áp và vấn đề lưu thông thủy dịch :

  • Thủy dịch được sản xuất ra từ đám rối mạch của thể mi tới hậu phòng rồi qua đồng tử ra tiền phòng. Từ tiền phòng, thủy dịch đi qua vùng bè (một cấu trúc đặc biệt ở góc tiền phòng), vào ống Schlemm rồi ra các tĩnh mạch nước, tới các tĩnh mạch ở lớp thượng củng mạc để cuối cùng trở về vào hệ tuần hoàn chung.
  • Thủy dịch yếu tố cơ bản nhất cấu thành nhãn áp đồng thời nó cũng là yếu tố cơ bản nhất tạo nên sự thay đổi nhãn áp.
  • Chỉ số nhãn áp bình thường của người Việt Nam đo theo phương pháp Maklakov bằng quả cân 10g, theo Ngô Như Hoà (1970) là từ 15mmHg –25mmHg, trung bình là 20mmHg.

2.2. Cơ chế bệnh sinh:

Mắt bị glocom cấp thường thấy trên mắt viễn thị. Góc tiền phòng có thể bị đóng lại do hai cơ chế :

  • Nghẽn đồng tử: Thủy dịch không thể lưu thông từ hậu phòng ra tiền phòng qua lỗ đồng tử vì bờ đồng tử dính vào thể thủy tinh hoặc mống mắt áp quá sát vào thể thủy tinh. Thủy dịch khi đó đẩy vồng mống mắt ra phía trước.
  • Nghẽn trước vùng bè: Chân mống mắt bị dính vào mặt sau giác mạc ở ngay trước góc mống mắt – giác mạc, như vậy góc bị đóng lại ở ngay trước vùng bè.

2.3. Triệu chứng:

Cơn cao nhãn áp hay xuất hiện về đêm, đột ngột và dữ dội.

3.1. Cơ năng:

  • Đau nhức: nhức vùng quanh hốc mắt, lan lên nửa đầu cùng bên (thiên đầu thống).
  • Nhìn mờ: Bệnh nhân cảm thấy như có màn sương trước mắt.
  • Loạn sắc: Thấy quầng  xanh đỏ như cầu vồng khi nhìn vào bóng đèn.
  • Toàn thân : Có thể có buồn nôn và nôn.
  • Tiền sử: Có tính chất gia đình rõ. Cơ địa người viễn thị.

3.2. Thực thể:

  • Mi : Co quắp, hơi phù nề, khó mở mắt.
  • Giác mạc : Mờ đục như gương, kính bị hà hơi. Có thể xuất hiện những bọng biểu mô do nuôi dưỡng giảm và do tổn thương tế bào nội mô.
  • Kết mạc : Cương tụ rìa thường rất đậm có thể phù nề kết mạc.
  • Tiền phòng : Rất nông do mống mắt áp sát vào giác mạc.
  • Đồng tử : Giãn nửa vời và mất phản xạ.
  • Nhãn áp : Tăng cao, có thể trên 30mmHg. Sờ tay thấy nhãn cầu cứng như hòn bi.
  • Soi góc tiền phòng : Góc đóng hoàn toàn trên vòng tròn 360 độ.

4. Điều trị:

Khi mới phát hiện thì phải dùng thuốc hạ nhãn áp xuống rồi chuẩn bị phẫu thuật hoặc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên một cách an toàn.

4.1. Giảm sản xuất thủy dịch:

Fonurit (Axetazolamit, Diamox) 0,25g ì 2v/ ngày (10mg/kg thể trọng).

Thuốc không dùng quá 3 ngày và chống chỉ định khi có suy thận nặng, dị ứng với các sulfamit, đái tháo đường mất bù, hạ kali huyết.

4.2. Giảm trở lưu:

Pilocarpin 1% tra 15-30’ một lần khi nhãn áp đã hạ thì duy trì 3 lần / ngày Thuốc có tác dụng co cơ thể mi mở vùng bè, co đồng tử là tác dụng đồng thời.

4.3. Giảm nề phù tổ chức nội nhãn:

Manitol 20% ì 500ml truyền tĩnh mạch.

4.4. Phẫu thuật:

  • Mắt đã lên cơn nhưng nếu còn ở giai đoạn sơ phát có thể chỉ định cắt mống mắt chu biên. Nếu ở những giai đoạn sau thì chỉ định  cắt bè giác củng mạc tạo lỗ rò cho thủy dịch lưu thông.
  • Mắt glocom tiềm tàng (bên mắt chưa lên cơn): Cắt mống mắt chu biên dự phòng nếu có điều kiện trang bị kỹ thuật.
  • Mắt glocom nếu không điều trị về sau cơn cao nhãn áp sẽ ngày càng dày hơn đưa đến mù loà vĩnh viễn. Glocom là bệnh không có khả năng tự khỏi.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 02:58
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2
Thực hiện mổ cận và mổ lác cách nhau chỉ 1,5 tháng
 3 năm trước
 742 Lượt xem
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI 03:04
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
Vào độ tuổi 50 trở đi, cũng như tất cả các bộ phận khác trên cơ thể, mắt của chúng ta bắt đầu lão hoá và dần xuất hiện các triệu chứng bệnh khác...
 3 năm trước
 606 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 752 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 727 Lượt xem
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ 02:21
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Theo WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng 18 triệu người bị mù hai mắt do đục thủy tinh thể. Tại Việt Nam, Mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 66,1% các...
 3 năm trước
 671 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây